SharePoint
Liên kết web
 
 

Hình ảnh tổng duyệt Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022

25/03/2022 16:44
(CNTT) - Tối 24/3, tại Đảo Ký ức Hội An (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban tổ chức Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022 tổng duyệt chương trình Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022. Dự lễ tổng duyệt, về phía Bộ VHTTDL có Thứ trưởng Tạ Quang Đông; về phía Tỉnh Quảng Nam có Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường, Chủ tịch UBND Lê Trí Thanh.

Nhận thức lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế

Từ khi Đảng lãnh đạo tiến hành công cuộc đổi mới, tư duy về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế đã có sự thay đổi. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nói chung, đối với phát triển kinh tế nói riêng đã được nhìn nhận một cách toàn diện và thấu đáo hơn. Văn hóa được xem là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế. Bản chất của văn hóa là sự sáng tạo hướng tới các giá trị nhân văn, vì con người. Vì con người, vì ấm no, hạnh phúc của con người và sự thịnh vượng của quốc gia - đây cũng chính là mục tiêu của phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng.

Phát triển kinh tế bền vững phải hướng tới những giá trị văn hóa, thể hiện qua những chuẩn mực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, bảo đảm cho mọi người đều được thụ hưởng thành quả của phát triển kinh tế, không ai bị bỏ lại phía sau. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nhân chính là những thực tế sinh động của sự thẩm thấu những giá trị văn hóa vào hoạt động kinh tế. Với tư cách là động lực của phát triển, văn hóa góp phần tạo dựng môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế. Ở đó, con người có điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực sáng tạo, chủ động tham gia tích cực vào đời sống kinh tế. Đồng thời, một môi trường văn hóa lành mạnh sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển nền kinh tế thị trường văn minh, đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Văn hóa không chỉ là động lực gián tiếp mà văn hóa còn là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế. Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa đã và đang mang lại kỳ vọng vào một hướng phát triển nhanh, bền vững của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công nghiệp văn hóa là một tập hợp các ngành phát triển dựa trên sự khai thác tổng hợp các yếu tố: sáng tạo, khoa học - công nghệ, thị trường và vốn văn hóa. Thay vì khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn như nhiều ngành nghề khác, ngành công nghiệp văn hóa khai thác nguồn tài nguyên vô hạn là sức sáng tạo của con người. Công nghiệp văn hóa chính là một biểu hiện tập trung của sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế trong phát triển.

Những nhận thức lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế đã được thể hiện trong Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới.

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm khóa VIII về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" (1998), Đảng ta đã xác định: "Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế".

Cũng trong Nghị quyết này, lần đầu tiên Đảng ta đã xác định sự cần thiết phải xây dựng chính sách kinh tế trong văn hóa và chính sách văn hóa trong kinh tế.

Từ sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, Đảng ta đã bổ sung những quan điểm lý luận mới về văn hóa trong kinh tế. Nổi bật là luận điểm: "Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước".

Sự phát triển bền vững đất nước không chỉ bao gồm 3 nhân tố: kinh tế, xã hội, môi trường, mà còn bao hàm cả nhân tố văn hóa. Luận điểm này thể hiện bước phát triển mới trong tư duy lý luận về văn hóa trong kinh tế của Đảng. Đại hội XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định: "Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước về chính sách phát triển thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ ta". Đây là luận điểm cốt lõi phản ánh tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng về "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" đã xác định vấn đề văn hóa, con người phải gắn liền với yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục khẳng định: "Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh hơn nữa vai trò động lực của văn hóa trong phát triển kinh tế: "Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế" và "Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế".

Những quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế là những vấn đề lý luận rất mới, có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu rộng để đảm bảo sự hài hòa trong phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Phát huy vai trò động lực của văn hóa trong phát triển kinh tế ở Việt Nam

Sự hiện diện và thẩm thấu của văn hóa trong các hoạt động kinh tế ngày càng sâu rộng hơn. Với tư cách là động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa đã tham gia điều tiết và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều phương diện, tiêu biểu là các phương diện sau:

Thứ nhất, hệ giá trị văn hóa điều tiết các hoạt động kinh tế theo hướng nhân văn. Hệ giá trị văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, dưới tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội... Hệ giá trị ấy quy định sự lựa chọn, thế ứng xử của cả cộng đồng và của từng cá nhân thuộc về cộng đồng ấy. Khi các giá trị văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trong đó có hoạt động kinh tế, nó sẽ có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể kinh tế theo hướng nhân văn, vì cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Lúc này, các chủ thể kinh tế không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà còn quan tâm đến lợi ích của người lao động, trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường, với quốc gia.

Khi văn hóa tham gia điều tiết các hoạt động kinh tế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gia tăng, khi đó, không chỉ doanh nghiệp được lợi mà cộng đồng, xã hội và người dân cùng được chia sẻ lợi ích. Như vậy, văn hóa là đường dẫn để kết nối giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đây chính là một trong các tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội mở đầu trong chuỗi các sự kiện Năm Du lịch quốc gia, nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, là dịp để giới thiệu các giá trị văn hóa lịch sử, tài nguyên, sản phẩm du lịch, thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 đến khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đồng thời, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố có tiềm năng, thế mạnh về du lịch. Tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và vùng đất, con người, du lịch Quảng Nam; góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Quảng Nam, Việt Nam. Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030: "Phát triển du lịch bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo tồn, phát huy tối ưu các giá trị di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt coi trọng bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu".

Tổng thể chương trình Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2022 "Quảng Nam – điểm đến du lịch xanh" gồm 3 phần: phần mở màn, phần lễ và phần biểu diễn nghệ thuật. Riêng phần biểu diễn nghệ thuật có 3 chương (Chương I là vẻ đẹp bất tận, Chương II là về miền di sản và Chương III là hội nhập – tỏa sáng).

Là chương trình ca múa nhạc kết hợp với lời bình (sử dụng nhiều thủ pháp liên khúc và Mushup âm nhạc) để làm nền cho các màn đồng diễn lớn, nhiều màu sắc văn hóa mang tinh thần của một lễ hội văn hóa du lịch.

Ngoài hai phần chính lễ và nghệ thuật còn có màn bắn pháo hoa. Đây là chương trình nghệ thuật kết hợp giữa ca - múa - nhạc kết cấu liên hoàn liền mạch trên sân khấu chính và biểu diễn tại khuôn viên trước khán đài tạo nên sự tương tác của các nghệ sĩ và người xem.

"Quảng Nam – Điểm đến Du lịch xanh" là một chương trình nghệ thuật mang ý nghĩa chính trị, văn hóa, du lịch lớn, hoành tráng, tính nghệ thuật cao. Chương trình được thực hiện tại sân khấu thực cảnh Ký ức Hội An. Sân khấu thực cảnh kết hợp công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng với hơn 600 diễn viên, nghệ sỹ và nghệ nhân quần chúng nhằm tạo nên những đại cảnh phức hợp, nhiều màu sắc nghệ thuật...

Khu vực khán đài với hệ thống ghế phục vụ hơn 3.000 đại biểu, chia thành các khu vực khác nhau, đảm bảo khách mời và nhân dân thưởng thức nghệ thuật một cách trọn vẹn và an toàn. Chương trình có sự tham gia của các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Chương trình Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022 được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, tường thuật trực tiếp trên sóng VOV1 thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam và tiếp sóng trên sóng Đài PT-TH Quảng Nam (QRT) và nhiều Đài PT-TH trên cả nước.

Một số hình ảnh tại buổi tổng duyệt Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022 vào tối 24/3:

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông (bên phải) và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường (thứ 2 từ phải qua)
tham dự buổi tổng duyệt chương trình Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 vào tối 24/3.

 (Nguồn: bvhttdl.gov.vn)

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây