Điều kiện cần của mọi doanh nghiệp
Theo kết quả khảo sát “Cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2018” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 22% doanh nghiệp cho rằng, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến họ; 32,7% cho rằng chưa tác động nhưng sẽ bị tác động.
Trong khi đó, chỉ có 6,6% doanh nghiệp khẳng định đủ nguồn lực để thay đổi hoàn toàn từ hệ thống cũ sang hệ thống mới; 34,6% sẽ thay đổi từng bước do không đủ nguồn lực; 27,5% đang trong quá trình chuẩn bị vốn và nguồn lực và có tới 31,1% doanh nghiệp vẫn chưa làm gì.
Có thể thấy, trước khi dịch Covid-19 diễn ra, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá “lừng khừng”, chưa sẵn sàng chuyển đổi số. Nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên toàn cầu, mọi chuyện đã thay đổi.
Thời gian giãn cách xã hội chứng minh phương pháp làm việc “truyền thống” không đủ để giúp doanh nghiệp hoạt động bình thường, hàng loạt điểm bán hàng bị đóng cửa, nhân viên không thể đến công ty làm việc đã khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam dừng chân.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có gần 63.500 doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường trong 7 tháng năm 2020, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều chuyên gia nhận định, dịch Covid-19 chính là cơ hội và dấu mốc thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa. Và lúc này, “số hóa” trở thành từ khóa quan trọng và tất yếu trong chiến lược phát triển của mọi doanh nghiệp.
Loay hoay tìm giải pháp
Ai cũng có thể nói đến số hóa nhưng cần hiểu rằng không phải là mua máy, lắp đặt rồi sử dụng. Số hóa cần một quá trình chuyển đổi để “ăn khớp” giữa tư duy lãnh đạo, đầu tư hạ tầng và đào tạo nhân lực. Thậm chí, với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây sẽ là một cuộc “lột xác” tốn kém.
Với suy nghĩ này, không ít doanh nghiệp hoang mang trong quá trình chuyển đổi số. Một số doanh nghiệp còn không biết hiện trạng hệ thống công nghệ của doanh nghiệp mình như thế nào và bắt đầu quá trình chuyển đổi số từ đâu.
Những doanh nghiệp mới bắt tay vào “số hóa” cũng bỡ ngỡ không kém khi nhân viên chưa có kỹ năng khiến năng suất làm việc thấp, chưa có sự đồng bộ dữ liệu khiến các phòng, ban làm việc chồng chéo, khó quản lý…
Lúc này, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp chính là những gói giải pháp tổng thể giúp doanh nghiệp “nhẹ gánh” chi phí đầu tư hạ tầng, dễ sử dụng, đem lại hiệu quả cao, đồng thời bảo đảm tính bảo mật và tính an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.
Loạt giải pháp ưu việt đến từ MobiFone
Hướng đến mục tiêu cùng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa giải bài toán chuyển đổi số, MobiFone triển khai loạt dịch vụ hỗ trợ quản trị với mức chi phí tối ưu.
Đầu tiên là giải pháp văn phòng điện tử MobiFone Eoffice - một trong 84 sản phẩm giải pháp thuộc danh hiệu Sao Khuê 2020. MobiFone Eoffice là một “văn phòng không giấy” khi hợp nhất các công tác quản lý văn bản, quản lý công việc và các nghiệp vụ hành chính trong doanh nghiệp.
Khi sử dụng MobiFone Eoffice, doanh nghiệp không chỉ giảm tải chi phí về giấy mực in ấn mà còn có thể soạn thảo, trình ký, ký số, phát hành và chuyển tiếp online mọi văn bản. Các phòng, ban cũng dễ dàng theo dõi, rút ngắn thời gian xử lý văn bản.
Đại diện MobiFone cho biết: “Điểm cộng của MobiFone Eoffice chính là tích hợp trên website và mobile app, cho phép thiết kế quy trình linh động, tích hợp chữ ký số bảo đảm tiêu chuẩn bảo mật của Bộ Thông tin và Truyền thông và quan trọng bảo đảm tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu và bảo mật cao (EAL 4+)”.
Trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, MobiFone Eoffice cho thấy hiệu quả thực tế khi phát huy khả năng làm việc không giới hạn. Giải pháp đồng thời tạo nên xu hướng làm việc hoàn toàn mới khi không còn bị hạn chế không gian, thời gian thực hiện mọi công việc hành chính, giấy tờ.
MobiFone Invoice cũng là một dịch vụ được “gọi tên” nhiều của MobiFone trong thời gian qua. Đây là giải pháp hóa đơn điện tử xây dựng trên nền cloud, cung cấp các dịch vụ liên quan đến tạo, xuất hóa đơn, ký số hóa đơn…
Điểm thu hút doanh nghiệp của MobiFone Invoice chính là tiết kiệm chi phí in ấn, chuyển phát, bảo quản, lưu trữ…, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 90% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn.
Ngày 1-11-2020 là hạn cuối doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, MobiFone Invoice là một giải pháp “hợp thời” dành cho mọi doanh nghiệp, mang lại sự yên tâm về tính an toàn, bảo mật khi giao dịch.
MobiFone cũng sở hữu loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản trị tối ưu như: Dịch vụ tổng đài Cloud Contact Center (3C) - cung cấp một hệ thống tổng đài sử dụng 1 hoặc nhiều số máy MobiFone (số đẹp) làm hotline và sử dụng các máy điện thoại di động, điện thoại cố định, softphone, SIP phone làm số máy lẻ; MobiFone Meeting - phục vụ hội nghị trực tuyến có thể kết nối cùng lúc với nhiều điểm cầu; MobiCA - xác thực và cung cấp chứng thư, chữ ký số, ký số trên nền tảng usb Token và sim PKI…
Đại diện MobiFone chia sẻ: “Mỗi giải pháp MobiFone thiết kế đều dựa trên những nghiên cứu tỉ mỉ về nhu cầu “số hóa” của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những doanh nghiệp chiếm đến hơn 97% tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam nhưng còn nhiều hạn chế về nguồn lực đầu tư công nghệ thông tin. Vì vậy, chúng tôi mong muốn mỗi giải pháp của MobiFone sẽ góp một "viên gạch" tạo nền tảng vững chắc, không chỉ giúp doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19 mà còn tự tin vươn xa trong tương lai”.
(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn)