SharePoint
Liên kết web
 
 

Phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia: 8 lĩnh vực cần ưu tiên

05/06/2020 17:12
(TTCNTT) - Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Theo đó, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Hình thành các công nghệ số Việt Nam đi ra toàn cầu

Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể cho đến năm 2025 và đến năm 2030.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Đến năm 2025, chương trình đạt các mục tiêu cơ bản sau:

- 80% dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh;

- 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

- 100% cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) bao gồm các CSDL quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký DN, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc;

- Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước (CQNN) để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý (CQQL) nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của CQQL;

- Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về CPĐT (EGDI);

- Kinh tế số chiếm 20% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CNTT (IDI);

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI); Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII);

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;

- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030:

- 100% DVC trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các CQNN và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các CQNN, giảm 30% thủ tục hành chính;

- Mở dữ liệu cho các tổ chức, DN, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, DN;

- 70% hoạt động kiểm tra của CQQL nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CPĐT (EGDI);

- Kinh tế số chiếm 30% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về CNTT (IDI); Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI); Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII);

- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;

- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số

Để thực các mục tiêu cơ bản, Chương trình đã đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tạo nền mỏng cho chuyển đổi số gồm: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng sốPhát triển nền tảng sốTạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạngHợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Chương trình cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ số, kinh tế số, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số.

Chương trình cũng nêu rõ một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

 (Nguồn: http://ictvietnam.vn)

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây