Tại buổi họp giao ban định kì của Bộ TT&TT ngày 30/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, vừa qua, Bộ TT&TT đã đề xuất và thống nhất với Bộ Y tế, ngành TT&TT sẽ hỗ trợ nền tảng khám bệnh từ xa.
Theo đó, khoảng 14.000 cơ sở y tế hiện có sẽ được triển khai hệ thống này để có thể khám bệnh từ xa cho bệnh nhân những bệnh đơn giản, từ đó có thể giảm tải và tránh lây lan dịch bệnh. Chưa kể đến, những người dân đều sở hữu smartphone có camera nên có thể sử dụng để tư vấn, khám bệnh từ xa. Bộ trưởng Bộ TT&TT đã giao Cục tin học hoá làm đầu mối để thực hiện.
“Đây là điều mà ngành Y tế mơ ước và họ nói rằng nếu ngành TT&TT có thể giúp đỡ ngành Y tế như với ngành Giáo dục thì đây sẽ là sự thay đổi mang tính chất cách mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng đã dẫn chứng trường hợp tại nước Nga, với quy định đến năm 2024, 100% cơ sở khám chữa bệnh đều phải có dịch vụ khám bệnh từ xa để người dân lựa chọn.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 5 thành phố trực thuộc TƯ về công tác phòng chống dịch Covid-19 ngày 29/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để đảm bảo hoạt động của các BV, nên tăng cường ứng dụng khám bệnh từ xa. Hiện nay Việt Nam đang có phần mềm cho phép hơn 70% bệnh có thể khám từ xa, kết hợp với camera.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc khám bệnh từ xa có thể giúp giải quyết được 80% các bệnh của người dân khi đến các cơ sở y tế, đồng thời giúp chẩn đoán sớm được các bệnh nguy hiểm mà khách hàng gặp phải.
Ngày 26/3, Lễ công bố cam kết đồng hành, hỗ trợ của ngành TT&TT với ngành GD&ĐT trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã được tổ chức hôm nay. Những hỗ trợ cụ thể bao gồm: đưa các chương trình của Bộ GD&ĐT lên truyền hình; báo chí sẽ tăng cường truyền thông về chuyển đổi số trong GD&ĐT; các doanh nghiệp viễn thông, mạng xã hội Việt Nam hỗ trợ nhắn tin đến mọi người dân liên quan về các thông báo quan trọng của Bộ GD&ĐT.
Các doanh nghiệp viễn thông di động sẽ miễn phí toàn bộ dữ liệu cho thày cô và học sinh liên quan đến các chương trình học từ xa của ngành GD&ĐT; Viettel và VNPT hỗ trợ miễn phí hệ sinh thái đào tạo và quản lý giáo dục cho tất cả 43.000 trường học, miễn phí máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học. Gói hỗ trợ mùa Covid-19 ước tính là hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng.
Thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện 1 số giải pháp giúp tư vấn sức khoẻ từ xa trực tuyến như Med247, eDoctor, VOV Bacsi24…
Theo đại diện Hệ thống phòng khám đa khoa y tế số hoá Med247, đơn vị này đã ra mắt ứng dụng tư vấn sức khoẻ qua video call trước dịp Tết Nguyên đán 2020 với mục đích ban đầu để thử nghiệm, thăm dò thị trường. Tuy nhiên, dịch vụ này đang có tỷ lệ tăng trưởng tốt, khoảng 20-30% mỗi tháng và mang lại những hiệu quả tíc
Tại buổi họp giao ban định kì của Bộ TT&TT ngày 30/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, vừa qua, Bộ TT&TT đã đề xuất và thống nhất với Bộ Y tế, ngành TT&TT sẽ hỗ trợ nền tảng khám bệnh từ xa.
Theo đó, khoảng 14.000 cơ sở y tế hiện có sẽ được triển khai hệ thống này để có thể khám bệnh từ xa cho bệnh nhân những bệnh đơn giản, từ đó có thể giảm tải và tránh lây lan dịch bệnh. Chưa kể đến, những người dân đều sở hữu smartphone có camera nên có thể sử dụng để tư vấn, khám bệnh từ xa. Bộ trưởng Bộ TT&TT đã giao Cục tin học hoá làm đầu mối để thực hiện.
“Đây là điều mà ngành Y tế mơ ước và họ nói rằng nếu ngành TT&TT có thể giúp đỡ ngành Y tế như với ngành Giáo dục thì đây sẽ là sự thay đổi mang tính chất cách mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng đã dẫn chứng trường hợp tại nước Nga, với quy định đến năm 2024, 100% cơ sở khám chữa bệnh đều phải có dịch vụ khám bệnh từ xa để người dân lựa chọn.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 5 thành phố trực thuộc TƯ về công tác phòng chống dịch Covid-19 ngày 29/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để đảm bảo hoạt động của các BV, nên tăng cường ứng dụng khám bệnh từ xa. Hiện nay Việt Nam đang có phần mềm cho phép hơn 70% bệnh có thể khám từ xa, kết hợp với camera.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc khám bệnh từ xa có thể giúp giải quyết được 80% các bệnh của người dân khi đến các cơ sở y tế, đồng thời giúp chẩn đoán sớm được các bệnh nguy hiểm mà khách hàng gặp phải.
Ngày 26/3, Lễ công bố cam kết đồng hành, hỗ trợ của ngành TT&TT với ngành GD&ĐT trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã được tổ chức hôm nay. Những hỗ trợ cụ thể bao gồm: đưa các chương trình của Bộ GD&ĐT lên truyền hình; báo chí sẽ tăng cường truyền thông về chuyển đổi số trong GD&ĐT; các doanh nghiệp viễn thông, mạng xã hội Việt Nam hỗ trợ nhắn tin đến mọi người dân liên quan về các thông báo quan trọng của Bộ GD&ĐT.
Các doanh nghiệp viễn thông di động sẽ miễn phí toàn bộ dữ liệu cho thày cô và học sinh liên quan đến các chương trình học từ xa của ngành GD&ĐT; Viettel và VNPT hỗ trợ miễn phí hệ sinh thái đào tạo và quản lý giáo dục cho tất cả 43.000 trường học, miễn phí máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học. Gói hỗ trợ mùa Covid-19 ước tính là hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng.
Thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện 1 số giải pháp giúp tư vấn sức khoẻ từ xa trực tuyến như Med247, eDoctor, VOV Bacsi24…
Theo đại diện Hệ thống phòng khám đa khoa y tế số hoá Med247, đơn vị này đã ra mắt ứng dụng tư vấn sức khoẻ qua video call trước dịp Tết Nguyên đán 2020 với mục đích ban đầu để thử nghiệm, thăm dò thị trường. Tuy nhiên, dịch vụ này đang có tỷ lệ tăng trưởng tốt, khoảng 20-30% mỗi tháng và mang lại những hiệu quả tích cực cho người dùng, thị trường.
Đại diện Med247 cho rằng, việc tư vấn sức khoẻ từ xa có thể dễ dàng tiếp cận một lượng lớn tỷ lệ người bệnh mới có các triệu chứng lâm sàng thông qua những hình thức trực tuyến như nghe, hỏi, quan sát bệnh nhân là có thể đánh giá được cơ bản bước đầu, chẩn đoán và đưa đến những tư vấn sơ bộ cho người bệnh, khuyến cáo về thời điểm bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế. Từ đó giúp hạn chế được việc tiếp xúc đông người, giảm tải cho các trung tâm y tế, tăng được hiệu quả phòng dịch hay xa hơn nữa là tăng cường tương tác giữa vùng sâu, vùng xa với bác sĩ tuyến trung ương.
Mặc dù vậy, quá trình khám, tư vấn sức khoẻ trực tuyến cũng gặp những khó khăn nhất định, đó là có những diễn biến bất thường phải khám trực tiếp mới có thể phát hiện ra như những bệnh nhân cao huyết áp hay bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền. Ngoài ra, chất lượng âm thanh, đường truyền và hình ảnh khi trực tuyến qua video cal cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các bác sĩ khi tư vấn
Đại diện Med247 cho rằng, việc tư vấn sức khoẻ từ xa có thể dễ dàng tiếp cận một lượng lớn tỷ lệ người bệnh mới có các triệu chứng lâm sàng thông qua những hình thức trực tuyến như nghe, hỏi, quan sát bệnh nhân là có thể đánh giá được cơ bản bước đầu, chẩn đoán và đưa đến những tư vấn sơ bộ cho người bệnh, khuyến cáo về thời điểm bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế. Từ đó giúp hạn chế được việc tiếp xúc đông người, giảm tải cho các trung tâm y tế, tăng được hiệu quả phòng dịch hay xa hơn nữa là tăng cường tương tác giữa vùng sâu, vùng xa với bác sĩ tuyến trung ương.
Mặc dù vậy, quá trình khám, tư vấn sức khoẻ trực tuyến cũng gặp những khó khăn nhất định, đó là có những diễn biến bất thường phải khám trực tiếp mới có thể phát hiện ra như những bệnh nhân cao huyết áp hay bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền. Ngoài ra, chất lượng âm thanh, đường truyền và hình ảnh khi trực tuyến qua video cal cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các bác sĩ khi tư vấn
(Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn)