SharePoint
Liên kết web
 
 

Doanh nghiệp CNTT Việt xây dựng ứng dụng nông nghiệp thông minh cho tăng trưởng bền vững

27/09/2019 12:13
(TTCNTT) - Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam dùng công nghệ mới nhất để giải quyết vấn đề Việt Nam, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị.

Đà Lạt, ngày 26-09-2019, Hội nghị Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt 2019 với chủ đề “Phát triển doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” được Bộ TT&TT phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức nhằm thúc đẩy, phát triển những giải pháp công nghệ ứng dụng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, giải quyết được các bài toán đặc thù trong lĩnh vực nông nghệp, nông thôn thôn.

Vai trò của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam; nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. 

Nhiều sản phẩm và giải pháp được giới thiệu tại Hội nghị như: nhà thông minh của BKAV, VNPT, Mobifone,…(các thiết bị trong ngôi nhà như ti vi, máy điều hòa, nồi cơm điện... được kết nối với internet để chủ nhân có thể điều khiển từ xa qua mạng internet) giao thông thông minh của Viettel, VNPT, Mobifone (mọi thiết bị trên đường như đèn giao thông, đèn đường đều có cảm biến để điều khiển tự động từ xa qua kết nối internet theo lưu lượng và mật độ giao thông),…

Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp có rất nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích như giải pháp nền tảng IoT hỗ trợ doanh nghiệp quản lý môi trường, vận hành và giám sát quá trình nuôi, trồng, không chỉ người sản xuất mà người tiêu dùng cũng có thể theo dõi, kiểm soát theo thời gian thực qua mạng Internet và thiết bị di động, quá trình phát triển cây trồng, vật nuôi. Những sản phẩm, giải pháp này không chỉ nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà còn cho phép nông nghiệp phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm.

 Với giá trị đóng góp 8,7% vào GDP quôc gia năm 2018 và có tới 48% dân số làm việc, kinh tế nông nghiệp đang là nền tảng hỗ trợ cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế, đồng thời nông nghiệp cũng là thế mạnh phát triển của nhiều địa phương trên cả nước. Việc khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được triển khai nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, phấn đấu để nước ra trở thành một trong 15 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất vào năm 2030 (Nghị quyết số 53/NQ-CP năm 2019 về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững).

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nhấn mạnh vai trò của ứng dụng CNTT với các giải pháp IoT cho nông nghiệp thông minh. Ông khuyến nghị cần có chính sách khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư phát triển cả sản phẩm phần mềm và phần cứng để có thể chiếm được nhiều thị phần hơn trong hệ sinh thái.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, phát biểu khai mạc.

Tại Hội nghị, Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT khẳng định, yêu cầu đặt ra đối với các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ số cho nông nghiệp Việt Nam phải phù hợp với các bài toán nông nghiệp của Việt Nam, nhu cầu thực tế của người nông dân Việt Nam, áp dụng điều kiện canh tác  nuôi trồng của từng vùng miền, con giống cây trồng, đặc sản nông nghiệp của Việt Nam,… Yêu cầu người Việt Nam làm chủ công nghệ của sản phẩm cũng được đặt ra để không phụ thuộc vào tiêu dùng sản phẩm công nghệ nước ngoài, làm giàu cho nước ngoài, một dạng thuộc địa kiểu mới.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm phát biểu định hướng ứng dụng công nghệ số trong Nông nghiệp.

Hội nghị đã nghe các đại biểu đến từ: Bộ NN&PTNN, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa TP.HCM, Viện CNTT&TT (CDIT) và nhiều  doanh nghiệp như VNPT, Farmtech Việt Nam, Xelex, Dalat GAP, VN Eco. Hội nghị có nhiều tham luận bổ ích, với các nội dung chính bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng và nhu cầu ứng dụng CNTT trong nông nghiệp, nông thôn tại VIệt Nam; (2) Định hướng hướng phát triển doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nhiệp, nông thông; (3) Các giải pháp ứng dụng, thúc đẩy phát triển nông nhiệp thông minh, chia sẻ kinh nghiệp triển thực tế.

 (Nguồn: http://ictvietnam.vn)

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây