Cuộc sống chung của người dân ở đất nước Triều Tiên từ trớc tới nay vốn cũng không có quá nhiều thông tin phổ biến, nhưng tất nhiên, nó đã và đang từng ngày được cải thiện. Nhiều chuyên gia trên thế giới bày tỏ hy vọng khá nhiều vào chủ tịch Kim Jong Un khi ông đã hoàn thành chương trình giáo dục khi du học ở châu Âu, nay trở về điều hành đất nước.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất chủ tịch Kim áp dụng với người dân của mình, đó chính là công nghệ. Dù vậy, Triều Tiên vẫn còn kha khá truyền thống và thông lệ khác biệt so với thế giới, điển hình là danh sách ngay sau đây.
1. Internet là một tài sản hiếm hoi với người dân
Được biết, chính chủ tịch Kim Jong Un là người thúc đẩy xu hướng áp dụng Internet vào việc quản lý đất nước, nhưng vì một lý do nào đó vẫn thi hành các chính sách giới hạn liên quan đến phạm vi sử dụng và kết nối.
Cụ thể, chỉ khi được cho phép, người dân mới có thể dùng Internet - nhưng hầu như trong mọi trường hợp, Internet chỉ dành cho những quan chức hoặc người ngoại quốc có nhu cầu được kiểm duyệt xong xuôi.
Ngoài ra, nhà phân phối mạng Kwangmyong của Triều Tiên cũng cài đặt khá nhiều công cụ chặn website quốc tế, chỉ mở ra cho một danh sách đã thông qua từ trước. Còn lại, những địa chỉ có thể truy cập sẽ là website nội quốc, trang web học liệu và thương mại. Tới năm 2015, Triều Tiên mới tự lập ra một trang web mua bán online của mình, có tên gọi Okryu.
2. Chặn Facebook nhưng vẫn làm một phiên bản "sao chép" để lưu hành trong nước
Đường truyền tới Facebook bị chặn hoàn toàn khi dùng Internet tại Triều Tiên, nhưng không vì thế mà họ bỏ qua khái niệm về một mạng xã hội. Các lập trình viên được cử ra để làm một phiên bản tương tự Facebook, cũng có đủ các chức năng thiết yếu để liên lạc và tương tác giữa các tài khoản, nhưng không nhiều ứng dụng và công cụ liên kết.
3. Khá ít người dùng quan tâm tới smartphone
Theo số liệu tính tới giữa năm 2017, nhà mạng Koryolink lớn nhấu của Triều Tiên tiết lộ số người dùng điện thoại của họ chỉ là 3 triệu người, bao gồm cả smartphone và điện thoại cơ bản.
Nếu tính riêng trên toàn quốc, tỷ lệ để một người dân đang sở hữu smartphone khi đó là 10%. Tất nhiên, qua thời gian con số đó sẽ còn tăng lên, nhưng vẫn chưa đủ để tạo nên một biến chuyển lớn đáng kể và khổng lồ.
4. Điện thoại không thể gọi quốc tế
Cũng lại là một chia sẻ từ nhà mạng Koryolink, mọi thẻ SIM nội địa và kết nối liên lạc từ chúng đều bị chặn khi cố gọi ra nước ngoài. Không có một phương pháp nào khác giúp vượt qua luật lệ đó, trừ khi có ai dám liều lĩnh trái luật, tuồn SIM ngoại về dùng. Nhưng đi kèm với việc đó sẽ là một hình phạt trả giá rất đắt, vi phạm luật pháp của Triều Tiên.
5. Máy tính thường chỉ dành cho dân thượng lưu
Nếu smartphone đã ít được dùng thì máy tính còn ít hơn, khi chỉ có các nhân vật trong những gia đình giàu mới có nhu cầu (và cả điều kiện) đủ để cần tới chúng. Một số quán cafe Internet hoặc phòng học của các trường cũng có cung cấp dịch vụ dùng máy tính công cộng, nhưng không quá phổ biến trên toàn quốc.
6. USB là một phụ kiện thời trang sành điệu
Chính vì việc máy tính được sử dụng khá ít ỏi nên những phụ kiện công nghệ như USB đi kèm cũng không thu hút quá nhiều nhu cầu và thị hiếu của người dùng.
Từ đó, họ nghĩ ra một trào lưu mới: Dùng USB như một phụ kiện thời trang, chẳng cần máy tính, chỉ đơn giản là mang đeo theo người trang trí là được.
7. Hệ điều hành máy tính chẳng giống ai: Gốc Linux nhưng giao diện lại như Apple
Không dùng những hệ thống phổ biến trên thế giới như Mac hay Windows, Triều Tiên đã tự chế tạo cho mình một hệ điều hành riêng mang tên Red Star.
Theo nhiều chuyên gia đã từng tiếp xúc và nghiên cứu về nó, nền tảng của Red Star là Linux nhưng thiết kế khá giống với OS X ngày trước của Apple.
Một trong những chức năng đáng chú ý của Red Star là "đóng dấu" dữ liệu: Mọi tệp tin có mặt trên máy tính Red Star đều bị đặt cho một hình thức đánh dấu nhận diện ngầm. Đây là cách thức để truy tìm những dấu hiệu cố tình tuồn thông tin từ các máy tính Triều Tiên ra bên ngoài, ngăn chặn nguy cơ mua bán thông tin lậu.
8. Máy tính bảng khá hiếm, và cũng chỉ dành cho người giàu
Đất nước Triều Tiên cũng tự chế tạo ra những chiếc máy tính bảng của riêng họ, nhưng đặc tính của chúng lại khá khác biệt và lạ lùng. Chức năng quan trọng như Wi-Fi và Bluetooth không hề có, và hệ điều hành được "chế" lại từ nền tảng Android, gần như tương tự. Giá thành của chúng khá rẻ so với thị trường, nhưng cũng không quá nhiều người mặn mà hay có nhu cầu sử dụng.
9. TV thì nhiều nhưng lại gò bó
Khá khẩm hơn so với máy tính, món đồ phổ biến này cũng được nhiều người mua về như mọi nơi khác.
Tuy nhiên, họ chỉ được phép sử dụng ăng-ten kết nối sóng nội địa của Triều Tiên, thậm chí sẽ có cảnh sát đi trực định kỳ, được phép vào hẳn nhà dân để kiểm tra xem họ có cố tình lắp đặt thiết bị thu phát sóng ngoại nào khác không. Nếu có, dù cho là để thỏa mãn nhu cầu giải trí, họ cũng sẽ bị bắt về thẩm tra cho rõ thì thôi.
10. Chỉ có 2 nhà mạng điện thoại ít ỏi trong nước
Như đã đề cập, thói quen mua điện thoại của người dân ở Triều Tiên không quá nhiều, và cả số lượng các nhà mạng của họ trước đây cũng chỉ dừng ở con số 2: Koryolink và Orascom - một nhà mạng có nguồn gốc từ Ai Cập nhưng được chính phủ cho phép liên doanh.
Tuy nhiên, tới năm 2015, Orascom tụt dốc, còn một cái tên khác là Byol thì tiến lên hợp nhất với Kyryolink. Vì thế, hiện tại Koryolink vẫn là cái tên thống trị nhất.
(Nguồn: ictnews.vn)