Mới đây, tại Singapore, báo cáo “An ninh mạng ở ASEAN: kêu gọi hành động khẩn cấp” (Cybersecurity in ASEAN: An Urgent Call to Action) được CISCO ủy quyền và hãng tư vấn quản lý toàn cầu A.T. Kearney thực hiện đã được công bố. Báo cáo phân tích về hiện trạng của an ninh mạng ở ASEAN với những nội dung chính:
- Nền kinh tế số dự kiến sẽ làm tăng thêm 1.000 tỷ USD cho GDP ASEAN trong 10 năm tới, tuy nhiên, 1000 công ty hàng đầu ASEAN có thể tổn thất 750 tỷ USD do các mối đe dọa an toàn an ninh mạng.
- Năm 2017, Singapore đã đầu tư 0,22% GDP cho an toàn an ninh mạng, trong khi Malaysia đầu tư 0,08 GDP. Singapore xếp thứ 3 toàn cầu, sau Israel (0,35%) và Vương quốc Anh (0,26%), trong khi Malaysia xếp thứ 9 toàn cầu về mức đầu tư cho an ninh mạng.
- Về tổng thể, các quốc gia ASEAN chi khá ít cho an toàn an ninh mạng. Toàn khu vực chỉ chi khoảng 0,07% GDP cho an ninh mạng, trong khi chi toàn cầu trung bình là 0,13% của GDP.
- Có sự phân bổ chi cho an ninh mạng không đồng đều trong khu vực như Lào, Brunei, Campuchia và Myanmar chi khá ít so với các nước khác trong khu vực.
- Tại buổi công bố báo cáo hồi cuối tháng 1/2018 tại Singapore, đại diện của A.T. Kearney cho biết để giải quyết được mối đe dọa an ninh mạng đang ngày một tăng tại ASEAN, ASEAN cần tăng cường một số biện pháp: tăng cường nội dung an toàn an ninh mạng trong chương trình chính sách khu vực, bảo đảm một cam kết bền vững chung của cả khu vực về an toàn an ninh mạng; Củng cố hệ sinh thái không chỉ trong môi trường công ty mà còn nâng cao nhận thức của các đối tác kinh doanh và tăng cường khả năng bảo đảm an toàn an ninh mạng.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác khu vực chống lại các mối đe dọa an toàn an ninh mạng, Giám đốc Cisco khu vực ASEAN Naveen Menon cho biết: Không công ty nào có thể đơn độc đối mặt với mối đe dọa an toàn an ninh mạng, khu vực ASEAN cần phải hình thành các đối tác”.
- “Tiền bạc cũng là mục tiêu của tội phạm mạng. ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới, do vậy, điều vô cùng quan trọng đối với các quốc gia trong ASEAN là phải hiểu các hậu quả của các cuộc tấn công mạng và phải chuẩn bị cho việc này ngay lập tức. Hiện tại ASEAN nói chung có nhiều việc phải làm, phải quan tâm tới tốc độ nhanh chóng của nền kinh tế số trong khu vực đang phát triển nhanh, theo đó, việc bảo đảm an toàn an ninh mạng không được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ bị khai thác mạnh”, FitzGerald bình luận.
- Đồng thời, FitzGerald cho biết các nước ASEAN cần phải hiểu rằng việc chống lại các cuộc tấn công cũng cần đến việc đầu tư cho giải pháp mới nhất. Một mục tiêu tổng thể cần phải được thông qua; yếu tố con người trong an ninh mạng cũng cần phải được giải quyết. Điều này bao gồm việc tăng cường nhận thức và thực hiện đào tạo cho đội ngũ để đảm bảo ý thức tốt về Internet được xây dựng.
- “Khi vấn đề an toàn an ninh mạng vượt qua khỏi biên giới quốc gia, các nước ASEAN cần phải tiếp tục hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực chia sẻ thông tin về các mối đe dọa và đưa ra được các chính sách cấp khu vực để khuyến khích mỗi quốc gia đóng góp vai trò của mình. Chỉ có thông qua một loạt các nỗ lực như vậy ASEAN mới có thể đạt được các lợi ích toàn diện của nền kinh số một cách an toàn. Thất bại trong việc thực hiện sẽ đưa ASEAN bị bỏ lại phía sau, các công dân sẽ gặp rủi ro hơn”, nghiên cứu viên cao cấp FitzGerald nhấn mạnh.
Tại buổi công bố báo cáo hồi cuối tháng 1/2018 tại Singapore, đại diện của A.T. Kearney cho biết để giải quyết được mối đe dọa an ninh mạng đang ngày một tăng tại ASEAN, ASEAN cần tăng cường một số biện pháp: tăng cường nội dung an toàn an ninh mạng trong chương trình chính sách khu vực, bảo đảm một cam kết bền vững chung của cả khu vực về an toàn an ninh mạng; Củng cố hệ sinh thái không chỉ trong môi trường công ty mà còn nâng cao nhận thức của các đối tác kinh doanh và tăng cường khả năng bảo đảm an toàn an ninh mạng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác khu vực chống lại các mối đe dọa an toàn an ninh mạng, Giám đốc Cisco khu vực ASEAN Naveen Menon cho biết: Không công ty nào có thể đơn độc đối mặt với mối đe dọa an toàn an ninh mạng, khu vực ASEAN cần phải hình thành các đối tác”.
“Tiền bạc cũng là mục tiêu của tội phạm mạng. ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới, do vậy, điều vô cùng quan trọng đối với các quốc gia trong ASEAN là phải hiểu các hậu quả của các cuộc tấn công mạng và phải chuẩn bị cho việc này ngay lập tức. Hiện tại ASEAN nói chung có nhiều việc phải làm, phải quan tâm tới tốc độ nhanh chóng của nền kinh tế số trong khu vực đang phát triển nhanh, theo đó, việc bảo đảm an toàn an ninh mạng không được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ bị khai thác mạnh”, FitzGerald bình luận.
Đồng thời, FitzGerald cho biết các nước ASEAN cần phải hiểu rằng việc chống lại các cuộc tấn công cũng cần đến việc đầu tư cho giải pháp mới nhất. Một mục tiêu tổng thể cần phải được thông qua; yếu tố con người trong an ninh mạng cũng cần phải được giải quyết. Điều này bao gồm việc tăng cường nhận thức và thực hiện đào tạo cho đội ngũ để đảm bảo ý thức tốt về Internet được xây dựng.
“Khi vấn đề an toàn an ninh mạng vượt qua khỏi biên giới quốc gia, các nước ASEAN cần phải tiếp tục hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực chia sẻ thông tin về các mối đe dọa và đưa ra được các chính sách cấp khu vực để khuyến khích mỗi quốc gia đóng góp vai trò của mình. Chỉ có thông qua một loạt các nỗ lực như vậy ASEAN mới có thể đạt được các lợi ích toàn diện của nền kinh số một cách an toàn. Thất bại trong việc thực hiện sẽ đưa ASEAN bị bỏ lại phía sau, các công dân sẽ gặp rủi ro hơn”, nghiên cứu viên cao cấp FitzGerald nhấn mạnh.
(Nguồn: http://ictvietnam.vn)