SharePoint

Sự kiện CNTT-TT Việt Nam nổi bật năm 2017

03/01/2018 14:10
(TTCNTT) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến đổi nhanh nhiều ngành nghề trên thế giới, và làn sóng ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo tràn vào Việt Nam mạnh mẽ không những mang lại nhiều cơ hội mà còn cả những thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dùng.

(TTCNTT) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến đổi nhanh nhiều ngành nghề trên thế giới, và làn sóng ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo tràn vào Việt Nam mạnh mẽ không những mang lại nhiều cơ hội mà còn cả những thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dùng.

Sự kiện CNTT-TT Việt Nam nổi bật năm 2017

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến đổi nhanh nhiều ngành nghề trên thế giới, và làn sóng ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo tràn vào Việt Nam mạnh mẽ không những mang lại nhiều cơ hội mà còn cả những thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dùng. Năm mới đã đến với nhiều kỳ vọng mới, và chúng ta lại cùng nhau điểm lại những sự kiện CNTT-TT trong nước nổi bật năm qua.
Kỷ niệm 20 năm Việt Nam kết nối Internet

Ngày 19/11/1997 ghi nhận dấu mốc Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực CNTT-TT cho cả nước. Sau 20 năm phát triển, Internet đã làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trong đời sống. Đến nay, với hơn 50 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỷ lệ 53% trên tổng số dân, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng người dùng Internet vượt quá số người không dùng. Với hạ tầng viễn thông cung cấp truy cập Internet băng thông rộng di động 3G, 4G đang phát triển nhanh, giá cước dịch vụ truy cập liên tục giảm, dự kiến lượng người dùng Internet di động vẫn còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.

Việt Nam đã thực sự thay kể từ khi chính thức mở cửa đón Internet. Người dân không chỉ thỏa mãn nhu cầu kết nối, tìm kiếm và chia sẻ thông tin trên mạng mà nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng chuyển mình ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh, xuất hiện những mô hình dịch vụ tiên tiến dựa trên nền tảng kết nối mọi thứ. Tất cả cùng đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Với nền tảng kết nối mạnh mẽ, Việt Nam hứa hẹn sẽ không để lỡ chuyến tàu mang tên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tràn tới.

Hoàn tất chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định

Việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định toàn quốc đã hoàn tất kể từ ngày 17/6/2017. Đây là một bước của Bộ TTTT triển khai thực hiện quy hoạch kho số viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bùng nổ của thông tin di động trong kỷ nguyên Internet vạn vật (IoT). Theo ước tính, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc giữa người dùng, cùng với đó là khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị trong xu hướng công nghệ thông minh ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Việc chuyển đổi theo Bộ TTTT là để đồng nhất độ dài mã vùng của các tỉnh thành giúp người dân dễ nhớ hơn, một mục tiêu quan trọng khác là có thêm đầu số để thực hiện chuyển đổi thuê bao di động 11 số về 10 số.

“Taxi công nghệ” tỏa sáng với mô hình kinh doanh “mờ”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nền kinh tế chia sẻ đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, mà Uber là một đại diện tiêu biểu. Lộ trình rõ ràng, giá cả minh bạch và linh hoạt, dịch vụ đáp ứng nhanh nhờ ứng dụng thông minh kết nối cung – cầu nên Uber và Grab được người dùng hưởng ứng khắp nơi. Nhưng làn sóng phản đối và những tranh cãi xung quanh mô hình kinh doanh của Uber, Grab lại khiến các nhà quản lý thì đau đầu. Tại Việt Nam, hiệp hội taxi kiến nghị ngừng thí điểm hoạt động của dịch vụ này vì tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh. Thậm chí, vào ngày 8/10, hàng loạt taxi Vinasun dán thông điệp phản đối Uber và Grab mà theo nhiều luật sư thì đây là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, vi phạm luật cạnh tranh. Trong khi đó, Uber B.V Hà Lan bị cục thuế TP.HCM đòi truy thu hơn 66 tỷ đồng tiền thuế.

Việt Nam đã thực sự thay kể từ khi chính thức mở cửa đón Internet. Người dân không chỉ thỏa mãn nhu cầu kết nối, tìm kiếm và chia sẻ thông tin trên mạng mà nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng chuyển mình ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh, xuất hiện những mô hình dịch vụ tiên tiến dựa trên nền tảng kết nối mọi thứ. Tất cả cùng đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Với nền tảng kết nối mạnh mẽ, Việt Nam hứa hẹn sẽ không để lỡ chuyến tàu mang tên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tràn tới.

Hoàn tất chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định

Việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định toàn quốc đã hoàn tất kể từ ngày 17/6/2017. Đây là một bước của Bộ TTTT triển khai thực hiện quy hoạch kho số viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bùng nổ của thông tin di động trong kỷ nguyên Internet vạn vật (IoT). Theo ước tính, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc giữa người dùng, cùng với đó là khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị trong xu hướng công nghệ thông minh ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Việc chuyển đổi theo Bộ TTTT là để đồng nhất độ dài mã vùng của các tỉnh thành giúp người dân dễ nhớ hơn, một mục tiêu quan trọng khác là có thêm đầu số để thực hiện chuyển đổi thuê bao di động 11 số về 10 số.

“Taxi công nghệ” tỏa sáng với mô hình kinh doanh “mờ”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nền kinh tế chia sẻ đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, mà Uber là một đại diện tiêu biểu. Lộ trình rõ ràng, giá cả minh bạch và linh hoạt, dịch vụ đáp ứng nhanh nhờ ứng dụng thông minh kết nối cung – cầu nên Uber và Grab được người dùng hưởng ứng khắp nơi. Nhưng làn sóng phản đối và những tranh cãi xung quanh mô hình kinh doanh của Uber, Grab lại khiến các nhà quản lý thì đau đầu. Tại Việt Nam, hiệp hội taxi kiến nghị ngừng thí điểm hoạt động của dịch vụ này vì tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh. Thậm chí, vào ngày 8/10, hàng loạt taxi Vinasun dán thông điệp phản đối Uber và Grab mà theo nhiều luật sư thì đây là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, vi phạm luật cạnh tranh. Trong khi đó, Uber B.V Hà Lan bị cục thuế TP.HCM đòi truy thu hơn 66 tỷ đồng tiền thuế.

(Nguồn: pcworld.com.vn)

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây