SharePoint
Liên kết web
 
 

Hội thảo InSITE lần đầu được tổ chức tại Việt Nam hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0

02/08/2017 16:58
(TTCNTT) - Được đưa về Việt Nam đúng thời điểm chuyển tiếp quan trọng trong phát triển, thu hút công nghệ số và khoa học cung cấp thông tin trong khu vực, hội thảo InSITE 2017 diễn ra đầu tháng 8 được kỳ vọng sẽ đóng góp vào những thảo luận liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0.

RMIT Việt Nam vừa cho biết, cơ sở giáo dục này đồng tổ chức hội thảo InSITE đầu tiên cùng cùng Viện Khoa học về cung cấp thông tin (ISI) - cộng đồng của các học giả trên toàn cầu được thành lập năm 1998 với mục tiêu cùng xây dựng tương lai ngành khoa học về cung cấp thông tin.

Diễn ra từ ngày 2/8 đến 5/8 tại Đại học RMIT Việt Nam,  hội thảo InSITE 2017 có sự hiện diện của các diễn giả khách mời, học giả trình bày nghiên cứu khoa học và đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Bỉ, New Zealand, Anh, Nam Phi, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Eli Cohen, người sáng lập ISI và có nhiều bài nghiên cứu đã được công bố về lĩnh vực này, khoa học cung cấp thông tin là ngành khoa học liên ngành được thành lập nhằm đẩy mạnh nghiên cứu về quy trình cung cấp thông tin để giải quyết các thách thức trong truyền tải thông tin đến khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

Phó giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị, ĐH RMIT Việt Nam cho biết, Ban tổ chức hội thảo InSITE 2017 mong muốn giúp đồng nghiệp hiểu hơn về những “mục tiêu di động” của cách dùng CNTT để giảng dạy tốt nhất.

 

Phó giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam cho hay,  trường đã đưa được hội thảo InSITE - hội thảo về Khoa học cung cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, về Việt Nam đúng vào thời điểm chuyển tiếp quan trọng trong việc phát triển, thu hút công nghệ số và khoa học về cung cấp thông tin trong khu vực, đồng thời kỳ vọng sẽ đóng góp vào những thảo luận liên quan đến Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra sôi nổi hiện nay.

Phó giáo sư Mathews Nkhoma cũng nhấn mạnh rằng hội thảo này hướng đến tạo cầu nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các ngành bằng cách đưa đồng nghiệp từ nhiều lĩnh vực khác nhau đến gần nhau hơn, và chia sẻ các nghiên cứu liên quan khúc mắc trong sử dụng công nghệ thông tin để truyền tải đến khách hàng.

Các lĩnh vực này gồm giáo dục, lịch sử, báo chí và pháp y, truyền thông, cộng đồng và xã hội, khoa học máy tính, quản lý dữ liệu, giáo dục từ xa, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến, khoa học thông tin và thư viện, cũng như mảng kinh doanh. Việc chia sẻ và hợp tác cho phép tất cả chúng ta học hỏi lẫn nhau, đồng thời trân quý ngành nghề của nhau cũng như những di sản trong nghiên cứu”, Phó giáo sư Mathews Nkhoma nói.

Riêng về mặt ứng dụng CNTT vào giảng dạy, Vị Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị của Đại học RMIT Việt Nam cho biết, Ban tổ chức hội thảo InSITE 2017 mong muốn giúp đồng nghiệp hiểu hơn về những “mục tiêu di động” của cách dùng CNTT để giảng dạy tốt nhất. “CNTT hiện đang thay đổi theo từng ngày, từng giờ. Vì vậy, qua hội thảo, các học giả sẽ hiểu hơn về cách xác lập những mục tiêu  đề ra để nắm bắt và ứng dụng CNTT trong giảng dạy”, Phó giáo sư Mathews Nkhoma chia sẻ.

Trước hội thảo chính, trong ngày 2/8, còn diễn ra hàng loạt phần thảo luận do Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số RMIT Việt Nam tổ chức.

Đáng chú ý, theo chương trình hội thảo, vào ngày 3/8, Giáo sư Gregor Kennedy, Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng đại học (Phụ trách đào tạo) kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục bậc cao thuộc Đại học Melbourne, sẽ có buổi diễn thuyết mở về phân tích việc học. Bài diễn thuyết của Giáo sư sẽ tập trung vào cách thu thập và phân tích thông tin có thể giúp các học viện hỗ trợ người học ở các cấp khác nhau tốt hơn.

Được biết, từ hội thảo đầu tiên tổ chức năm 2001 ở Phần Lan, ISI đã tổ chức thành công 17 hội thảo ở các quốc gia như Mỹ, Úc, Vương quốc Anh, Nam Phi, Canada và Phần Lan. Nhờ sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, hiện hội thảo được tổ chức hàng năm.

(Nguồn: ictnews)

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây