SharePoint

Ngành Du lịch với Cách mạng công nghiệp 4.0

20/06/2017 16:02
(TTCNTT)- Theo đánh giá của nhiều chuyên gia công nghệ, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), có những lĩnh vực phải lựa chọn làm đòn bẩy để phát triển, chẳng hạn như nông nghiệp và du lịch và có những thứ nhất thiết phải làm như giáo dục, môi trường và y tế.

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Các chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam vì nó không chỉ nhằm vào công nghiệp, nó nhằm vào công nghệ số, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có Du lịch.

Giáo sư Hồ Tú Bảo, thành viên Ban chỉ đạo các hội nghị của vùng Châu Á – Thái Bình dương về Trí tuệ nhân tạo (PRICAI), Khai phá Dữ liệu (PAKDD) và Học máy (ACML), cho rằng chúng ta cần nhìn cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của sản xuất thông minh nhưng không nhất thiết chỉ là các lĩnh vực của sản xuất công nghiệp. “Có những thứ ta phải lựa chọn làm đòn bẩy để phát triển, như ta đã chọn nông nghiệp và du lịch, và có những thứ ta không thể chọn mà nhất thiết phải làm như giáo dục, môi trường và y tế”, GS Bảo phân tích.

 "Đây là lĩnh vực mà khả năng thay thế bằng công nghệ không cao lắm"

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Tạ Cao Minh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Tự động hóa Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và sáng tạo công nghệ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết thêm: “Theo ý của tôi, đây là một cơ hội rất lớn bởi vì cách mạng 4.0 không chỉ tác động vào công nghiệp mà nó sự lan tỏa hết sức mạnh và tác động đến nhiều lĩnh vực. Các công nghiệp trước chỉ tác động vào ngành nhất định. Nó phát triển, sau đó mới ảnh hưởng vào các ngành khác. Hiện nay, cách mạng 4.0 có sự ảnh hưởng tới rất nhiều ngành như nông nghiệp, y tế, vấn đề giảng dạy, dạy học, môi trường, giao thông, du lịch…

Nói cách khác là tùy từng ngành có thể áp dụng được. Các ngành khác, chúng ta cần sự bài bản chứ không thể nôn nóng. Và đây chính là cần sự định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc này. Nhà nước phải định hướng một số  ngành  mang tính đòn bẩy ví dụ như là  du lịch, nông nghiệp hiện đại. Một số ngành khác cần sự đầu tư mang tính dài hơi về chiến lược để tạo ra nền tảng, tạo ra các cơ sở vật chất, tạo ra các  nguyên vật liệu cũng như các phần tử cơ bản cho công nghiệp ví dụ như sản xuất IC, sản xuất điện cho các máy móc.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với du lịch

Theo PGS.TS Tạ Cao Minh, du lịch là ngành dịch vụ. Ở đây, ngành du lịch được hình dung có rất nhiều khâu. Đối với du khách, đầu tiên chúng ta phải tìm địa chỉ, seach trên mạng, tìm kiến hotel, tìm các chỗ  đi lại và giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua vé máy bay rồi các chỉ dẫn đường đi. Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác dụng.

Bên cạnh đó, với cạch mạng 4.0 đã phủ sống toàn cầu, việc sử dụng viber hay dùng các phần mềm khác như zalo… cho phép tương tác gần như tức thì, không có chậm trễ ngay cả khi ở nước ngoài. Nên khi đi du lịch ở nước ngoài vẫn có thể giữ được liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân, giải quyết công việc.

Đối với các đơn vị du lịch, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạng, lên website. Đưa những hình ảnh tốt đẹp lên nhằm quảng bá điểm đến, đồng thời cũng nhận lại những cái báo xấu về tuyến điểm như có chỗ nào chặt chém, chèo kéo hay đeo bám du khách để mình làm giảm thiểu và đi đến giải quyết dứt điểm. Đây là biện pháp rất tốt để có thể tăng du lịch, giảm tình trạng người ta đến và không muốn quay lại nữa. Hiện nay, du lịch Việt Nam có số lượng khá đông và mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Rõ ràng, du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với hỗ trợ của công nghệ số. Sự thông minh thể hiện ở chỗ phải tính toán được lợi hại của các dịch vụ, tuyên truyền sâu rộng cho người dân thấy lợi ích của dịch vụ chất lượng cao cũng như thiệt hại của việc làm ăn “chụp giựt” khiến du khách không muốn quay trở lại, thậm chí có những bàn tán về các yếu kém của du lịch Việt Nam trên không gian mạng. Dùng được công nghệ số có thể tạo ra và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật hài lòng khi đến Việt Nam.

(Nguồn: toquoc.vn)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây