SharePoint
Liên kết web
 
 

Thứ trưởng Vương Duy Biên: Cán bộ làm văn hóa phải am hiểu văn hóa

01/06/2018 17:52
(TTCNTT) - Sáng 01/6/2018, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị.

Thực hiện Hướng dẫn số 53 –HD/BTGTW ngày 30/11/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc Hướng dẫn Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển  văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, đến nay, Ban Tuyên giáo đã tổ chức đoàn công tác tới các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra tổng hết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23.

Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Gia Linh

Dẫn đầu đoàn công tác của Ban Tuyên Giáo Trung ương tới làm việc với Bộ VHTTDL có nhà thơ Hữu Thỉnh – Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; cùng các đồng chí Vũ Công Hội - Vụ trưởng Vụ Văn hoá, Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Đỗ Kim Cuông – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đồng chí Trịnh Văn Thuần và đồng chí Bùi Thanh Tập.

Về phía Bộ VHTTDL có đồng chí Vương Duy Biên - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL và đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ có liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 23.

Thứ trưởng Vương Duy Biên nhận định “việc thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đối với ngành văn hóa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của văn học nghệ thuật. Việc ra đời của Nghị quyết 23 đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật với tư cách  là một bộ phận quan trọng và tinh tế của văn hóa được khẳng định là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội”.

Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang tiếp tục đổi mới toàn diện hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020, văn học nghệ thuật cũng phải phát triển tương xứng với tầm vóc của dân tộc. Nghị quyết 23 cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật, có sức động viên to lớn đối với đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn học, nghệ thuật.

Báo cáo tóm  tắt tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23 – NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, đồng chí Lê Hồng Phong – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ VHTTDL cho biết, ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL, cấp ủy cấp trên và các tổ chức Đảng trong cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL  đã chủ động tích cực triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền phổ biến Nghị quyết 23 trong hệ thống chính trị. Việc thực hiện Nghị quyết 23 được thực hiện thông qua 05 đề án nhằm tăng cường sáng tác, phổ biến, tuyên truyền các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng cao. 

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Gia Linh

Kể từ khi triển khai Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, hệ thống văn bản pháp luật về VHNT đã từng bước được hoàn thiện, bước đầu phát huy vai trò là nền tảng của sự phát triển như (Luật Di sản, Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo…), kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản Luật đã ban hành để phù hợp với tình hình mới. Các Nghị định diều chỉnh nhiều lĩnh vực quan trọng như nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh, mỹ thuật…

Kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23, lĩnh vực văn học nghệ thuật về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực: Hoạt động VHNT có tính chuyên nghiệp hơn, có sự đổi mới trong tổ chức và dàn dựng, chất lượng nghệ thuật được nâng lên, gắn kết chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Công tác xã hội hóa các hoạt động VHNT được đẩy mạnh; Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực VHNT được triển khai tích cực; Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Điện ảnh được tăng cường; Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực NTBD đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả; Công tác bảo tồn, phát huy giá trị VHNT truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, hạn chế nguy cơ mai một, xu hướng lãng quên, rời xa bản sắc văn hóa ở cộng đồng các dân tộc rất ít người; Công tác thi đua khen thưởng được giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân cơ bản đồng tính với các hình thức khen thưởng và vinh danh của Nhà  nước hiện nay; Hoàn thành và đạt kết quả tốt quá trình triển khai thực hiện Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ…

Tuy nhiên bên cạnh các thành tựu đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 23 vẫn còn những khó khăn và tồn tại như: Qua thời gian hệ thống văn bản pháp luật và chính sách quản lý, hỗ trợ của Nhà nước đã bộc lộ hạn chế và cần được sửa đổi, điều chỉnh; VHNT là hoạt động đặc thù nhưng chưa có quy định riêng cho các hoạt động này nên khó/ không triển khai được; Đầu tư kinh phí cho hoạt động VHNT chưa tương xứng; Khủng hoảng lực lượng sáng tạo của sân khấu truyền thống; Ưu đãi cho các văn nghệ sĩ còn thấp, chưa tương xứng với sức lao động sáng tạo; Công tác tuyển sinh và đào tạo trong lĩnh vực VHNT còn nhiều khó khăn; Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực VHNT còn nhiều hạn chế…

Nhà thơ Hữu Thỉnh – Trưởng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Gia Linh

Nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 23, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng vấn đề cốt lõi nhất là vấn đề con người. Cần phải chú ý đế lực lượng cán bộ làm văn hóa phải am hiểu văn hóa, phải chuyên để thực hiện tốt nhiệm vụ đặc biệt tại cá địa phương. Đặc biệt, Thứ trưởng mong muốn đổi mới tư duy trong quản lý VHNT để văn nghệ sĩ có thể bộc lộ được những sáng tạo của mình. Hiện nay, việc triển khai Quyết định 844 hiện cơ bản tốt nhưng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Nhà thơ Hữu Thỉnh – Trưởng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương cảm ơn Bộ VHTTDL trong nhiều năm qua đã ủng hộ hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của VHNT. Bộ đã thực hiện được rất nhiều việc quan trọng là thể chế hóa Nghị quyết 23. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc quản lý văn hóa rất khó khăn bởi cơ chế thị trường, hội nhập và phát triển, nhưng Bộ VHTTDL  đã thực bước thực hiện chức năng quản lý văn hóa, hình thành thiết chế văn hóa  và tham mưu có hiệu quả cho Chính phủ.

Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị do Bộ VHTTDL thực hiện khách quan, toàn diện, đánh giá đúng tình hình và nêu được giải pháp trong thời gian tới./.

(Nguồn: bvhttdl.gov.vn)

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây