SharePoint
Liên kết web
 
 

Tăng cường nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang

01/09/2017 10:06
(TTCNTT) - Sáng 31/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã chủ trì Tọa đàm Lấy ý kiến vào dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang.

Buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo một số Cục, Tổng cục trực thuộc Bộ VHTTDL và đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao một số tỉnh, thành: TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ…

Trong thời gian qua, nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, Quyết định, Nghị định của Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, Bộ VHTTDL đã tích cực chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành tham mưu, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật cũng như hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ở các địa phương trên cả nước đối với cán bộ công chức, viên chức.  

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy tại tọa đàm. Ảnh: Việt Hùng.

Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, Bộ VHTTDL đã xây dựng nhiều đề án, đề tài, tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm nhằm nghiên cứu những giá trị tinh thần cần phát huy và những hủ tục cần loại bỏ trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đặc biệt, việc tổ chức Hội thảo bàn về một số vấn đề tang lễ hiện nay, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; vận động hỏa táng, điện táng cùng với chính sách hỗ trợ, tập huấn, biên soạn tài liệu liên quan…

Quá trình thực hiện các văn bản chỉ đạo đã cơ bản đáp ứng được thực tiễn, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh, góp phần quan trọng trong việc đề cao vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội; thúc đẩy, vận động cán bộ, công chức, viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động, tham gia tích cực trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ở cơ quan, đơn vị và nơi cư trú. Các điển hình, nhân tố mới trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới gồm có các tỉnh, thành: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc…

Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Việt Hùng

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, chưa nghiêm túc và chưa gương mẫu trong thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về việc cưới, việc tang. Từ sự ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện thương mại, vụ lợi trong việc tổ chức việc cưới, việc tang hay những biểu hiện phô trương hình thức, nhiều nơi có biểu hiện vi phạm pháp luật, quy chế văn hóa công sở, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tạo tâm lý không tốt trong quần chúng nhân dân.

Bởi vậy, trước thực tiễn này, đòi hỏi phải có những chỉ đạo sát thực, mạnh mẽ và cụ thể hơn, nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế tồn tại trong việc thực hiện nếp sống văn minh đối với việc cưới, việc tang của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức. Đây là lý do cần thiết để Bộ VHTTDL xây dựng dự Chỉ thị dự thảo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang.

Nội dung  Chỉ thị dự thảo gồm 6 điểm quy định rõ trách nhiệm, sự phối hợp, đề nghị… giữa các cấp, bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang: tiếp tục tuyên truyền, ban hành văn bản quy định phù hợp địa phương, phát hiện, xây dựng và nhân rộng các mô hình cưới, tang văn minh phù hợp với xã hội hiện đại…

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Việt Hùng

Tại Tọa đàm, đại diện lãnh đạo một số Cục, Tổng cục trực thuộc Bộ VHTTD, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao một số tỉnh, thành và một số chuyên gia văn hóa đã có những đóng góp thiết thực, có tính xây dựng bản Chỉ thị dự thảo.

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã đánh giá cao sự đồng thuận  của các đại biểu tham dự về sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị. Đồng thời, xác định phạm vi đối tượng thực hiện là cán bộ, công chức, viên chức để nêu gương, tuyên truyền, lan tỏa và tác động trong xã hội là đúng đắn.

Thứ trưởng cũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp cụ thể, xác đáng, có trách nhiệm của đại diện các tỉnh, thành vào Chỉ thị dự thảo. Bộ VHTTDL cũng sẽ tổng hợp ý kiến, những chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mô hình từ các địa phương để hoàn thiện Chỉ thị phù hợp tình hình thực tế, có yếu tố mở, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(Nguồn: bvhttdl.gov.vn)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây