Hội nghị được chủ trì bởi Ban thường vụ Hiệp hội du lịch Quảng Ninh và Ban chấp hành hiệp hội du lịch Quảng Ninh, cùng với đó là sự tham gia của các lãnh đạo chi hội trực thuộc Hiệp Hội Du lịch và các đại biểu lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Ông Nguyễn Mạnh Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh phát biểu khai mạc Hội nghị.
Vừa qua, tại Phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số và Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố bảng xếp hạng chuyển đổi số (DTI) năm 2022. Theo đó, với điểm số DTI đạt 0,7024 (tăng 0,2052 điểm so với năm 2021), Quảng Ninh đã vươn lên đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng chuyển đổi số năm 2022 ở nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 4 bậc so với năm 2021.
Các đại biểu tham gia Hội nghị.
Tham gia hội nghị có 50 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dịch vụ gồm lữ hành, lưu trú, vận chuyển… trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Đây là minh chứng rõ nét nhất cho việc triển khai thực hiện nghị quyết về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 từ tỉnh đến cơ sở, trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Và xu thế chuyển đổi số đối với lĩnh vực du lịch ở Quảng Ninh cũng không nằm ngoài quỹ đạo.
Phát biểu mở đầu Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Quảng Ninh, cho biết: "Quảng Ninh là một trong những tỉnh tốp đầu của cả nước thực hiện thành công chuyển đổi số, trong nhiều mô hình, nhiều lĩnh vực".
Ông Nguyễn Mạnh Toàn cũng cho hay: "Về phía HHDL Quảng Ninh, đã ban hành kế hoạch hành động số 82, đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó chuyển đổi số là một trong 8 nội dung quan trọng."
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quyết Tâm - Chủ tịch HĐQT Công ty VietISO, Ủy viên Ủy ban phát triển chính phủ số Vinasa,
đã cung cấp thông tin bối cảnh, thực trạng chuyển đổi số du lịch của các Hiệp hội và hội viên trên cả nước
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quyết Tâm - Chủ tịch HĐQT Công ty VietISO, Ủy viên Ủy ban phát triển chính phủ số Vinasa, đã cung cấp thông tin bối cảnh, thực trạng chuyển đổi số du lịch của các Hiệp hội và hội viên trên cả nước; Chia sẻ những giải pháp thông minh giúp tối ưu hóa trải nghiệm du khách và tạo sự đột phá trong ngành; Giới thiệu các công nghệ tiên tiến, đồng thời đề cao vai trò của các ứng dụng di động và nền tảng số trong việc cung cấp thông tin và tương tác với du khách; Giải pháp nền tảng iTourism - Chuyển đổi số Du lịch Việt Nam; Giải pháp giúp tăng cường tương tác giữa các doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, kết nối giữa Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Sở Du lịch các địa phương, nhằm thống nhất và đồng bộ cơ sở dữ liệu của toàn ngành du lịch, tạo dựng môi trường kết nối liên dịch vụ, liên điểm đến. Qua đó, nâng cao năng lực công nghệ du lịch và xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025.
Cách thức tạo tài khoản đơn giản trên nền tảng iTourism - Chuyển đổi số Du lịch Việt Nam.
Trong bối cảnh bão hòa của ngành du lịch, việc kết nối hệ sinh thái giúp tạo ra những lợi thế mới, từ việc phân chia thị trường và phát triển các sản phẩm chuyên biệt, đến việc cải thiện quản lý thông tin và dữ liệu du lịch. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ quan chức năng không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho ngành du lịch Việt Nam. Việc kết nối hệ sinh thái du lịch cũng tạo cơ hội để các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, chia sẻ kiến thức, và cùng nhau phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn.
Tại Hội nghị, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch đã thảo luận sôi nổi về tính khả thi trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện trải nghiệm du lịch.
Tại Hội nghị, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch đã thảo luận sôi nổi về tính khả thi trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện trải nghiệm du lịch, thông qua việc đề xuất lựa chọn phù hợp với sở thích của từng du khách. Từ những mô hình ứng dụng công nghệ big data thành công của một số điểm đến, đơn vị lữ hành trong nước, đã giúp các đại biểu hiểu rõ hơn về các dòng sản phẩm phổ biến, thị trường tiềm năng và xu hướng du lịch đang diễn ra, từ đó điều chỉnh và tối ưu hoạt động kinh doanh. Cùng với đó, việc kết hợp công nghệ IoT và blockchain trong quản lý thông tin và dữ liệu du lịch đã giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn trong việc giao dịch và tương tác với các dịch vụ.
Có thể thấy, các dịch vụ trực tuyến và ứng dụng di động đã giúp du khách dễ dàng lựa chọn và đặt chỗ các dịch vụ du lịch một cách tiện lợi và linh hoạt. Các giải pháp chuyển đổi số thông minh không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du khách, mà còn tạo ra lợi thế bền vững cho ngành du lịch phát triển trong tương lai.
Hội nghị lần này đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại khu vực, hứa hẹn đưa du lịch Quảng Ninh và cả ngành du lịch Việt Nam ngày càng gần hơn với việc trở thành điểm đến hấp dẫn và thân thiện trong lòng du khách quốc tế.
Trong khuôn khổ Hội nghị, đã diễn ra lễ ký kết biên bản hợp tác chương trình triển khai chuyển đổi du lịch Quảng Ninh
với nền tảng số iTourism - Chuyển đổi số Du lịch Việt Nam.
Trong khuôn khổ Hội nghị, cũng đã diễn ra lễ ký kết biên bản hợp tác chương trình triển khai chuyển đổi du lịch Quảng Ninh với nền tảng số iTourism - Chuyển đổi số Du lịch Việt Nam giữa Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Công ty Cổ phần VietISO.
Hy vọng rằng sự hợp tác và ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ sẽ tiếp tục góp phần tạo đà tăng tốc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam và tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách từ khắp nơi trên thế giới khi tới Việt Nam.