(TTCNTT) - Một trong những xu hướng đột phá hiện nay khuyến khích chúng ta thực hiện việc ảo hóa các ứng dụng, dịch vụ và phân tách hạ tầng (phân chia phần cứng và phần mềm).
Khi đặt xu hướng này bên cạnh những yêu cầu vô tận về băng thông, khả năng mở rộng và tính linh hoạt trong việc triển khai các hệ thống mạng, chúng ta sẽ phát hiện ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho quá trình phát triển kiến trúc mạng.
Xu hướng thay đổi đột phá trong không gian mạng IP này đã chia bộ định tuyến biên mạng IP thành ba phần, bao gồm một Cổng mạng băng thông ảo hóa (vBNG), một bộ chuyển mạch silicon L2/L3, và một cơ chế điều khiển mạng dạng SDN. Cấu trúc này yêu cầu cấp thêm tài nguyên điện toán cho mạng biên để giúp giải quyết nhu cầu mở rộng và các dịch vụ liên quan tới các ứng dụng 5G và IoT. Tổng chi phí vận hành để thực hiện việc mở rộng cũng cần phải được tính đến.
Toàn bộ các thành phần của mạng đầu cuối đều phải đủ linh hoạt để hỗ trợ việc tính toán và lưu trữ các tài nguyên mạng tại bất kỳ thời điểm và vị trí nào theo yêu cầu bằng cách tận dụng những loại tài nguyên có khả năng lập trình mà không yêu cầu phải thực hiện lại hoạt động cấu hình thủ công khi đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ mới. Điều này đã dẫn tới những cuộc thảo luận mở xung quanh các API mở, ví dụ như NETCONF/YANG, mở rộng và tăng cường giao thức định tuyến, giải pháp tính toán đường dẫn, các cuộc gọi thủ tục từ xa, .v.v. vậy còn OPEX thì sao?
Dễ dàng nhận thấy rằng các giải pháp dựa trên IP được xây dựng thông qua việc tận dụng các nút mạng trọng cơ chế điều khiển mạng đã không còn là phương án tối ưu nhất trên con đường phát triển trong tương lai. Theo chuyên gia Scott McFeely của Ciena, cần phải có một cách tiếp cận mới trong việc mở rộng và đơn giản hóa truy cập mạng thông qua IP vào hệ thống mạng đô thị – một cách tiếp cận được tối ưu hóa, ảo hóa, tự động hóa và khả năng mở rộng tốt hơn rất nhiều. Chúng tôi gọi cách tiếp cận mới này là IP Thích ứng.
Vậy IP Thích ứng là gì?
IP Thích ứng là một giải pháp có năng lực vượt trội hơn nhiều khi so sánh với khả năng của từng thành phần đơn lẻ của hệ thống mạng, và nó được xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng mạng có khả năng lập trình. Việc triển khai tự động thông minh của chúng tôi kết hợp giữa mô hình quản lý mạng SDN và các phân tích. Điều này cho phép nhà mạng vận dụng những kiến thức chuyên sâu về hệ thống mạng để hỗ trợ quá trình tự động hóa dịch vụ và vận hành.
Các cấu phần của hệ thống mạng bao gồm tính năng phát hiện và báo cáo trạng thái mạng, bằng cách đóng vai trò như các bộ cảm biến được đặt tại các điểm dọc theo chuỗi dịch vụ đầu cuối. Thông tin này được chia sẻ với các ứng dụng quản lý và phân tích mạng. Dựa trên việc phân tích các dữ liệu được thu thập, hệ thống sẽ liên tục thực hiện những điều chỉnh nhằm tối ưu hóa hiệu quả của mạng đầu cuối. Các điều chỉnh được gửi tới các cấu phần của hệ thống mạng thông qua các công nghệ được chuẩn hóa, như sử dụng NETCONF/YANG và các phần mở rộng của giao thức định tuyến. Điều này tạo nên một phương pháp có hệ thống khép kín trong quá trình vận hành mạng.
Một cái nhìn toàn diện về các thiết kế mạng dựa trên IP
IP Thích ứng là một kiến trúc mạng tập trung vào Lớp 3 và không bắt đầu với các khả năng của một hộp đen đơn lẻ hoặc một tập hợp các hộp đen. Thay vào đó, thiết kế của kiến trúc mạng này được khởi nguồn với một tư duy tổng thể. Nhằm đáp ứng mục tiêu tăng cường khả năng mở rộng thông qua một số lượng ngày càng lớn các điểm đầu cuối, việc cần thiết phải làm là giảm tải việc báo hiệu mức độ điều khiển trên mỗi nốt mạng. Trong mạng IP/MPLS hiện tại, mỗi nốt chạy một Giao thức phân phối nhãn (LDP) cho từng bộ định tuyến tương ứng. IP Thích ứng có một cách tiếp cận đơn giản hơn, tương thích với mạng dạng SDN, và phù hợp với các khái niệm đang được tổ chức Internet Engineering Task Force (IETF) phát triển nhằm giảm bớt số lượng các giao thức truyền thống và việc báo hiệu trên phân hệ điều khiển trong mạng.
Mạng IP tự tối ưu hóa
Khả năng tự động hóa một cách thông minh các dịch vụ đến từ nhiều nhà cung cấp và các lớp mạng là tối quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống mạng dựa trên IP có khả năng tự tối ưu hóa. Nền tảng Phân hệ quản lý Dịch vụ Đa miền (MDSO) Blue Planet của Ciena tận dụng các chuẩn mở để tăng tốc độ dịch vụ, đồng thời cắt giảm các chi phí thông qua việc tối giản các hoạt động. Khả năng tự động hóa thông minh là một yếu tố quyết định thành công của IP Thích ứng, xuất phát từ cam kết của Ciena trong việc cung cấp các API được chuẩn hóa và dựa trên mã nguồn mở, vi dụ như tính năng truyền trực tuyến từ xa OpenConfig, gRPC, và NETCONF/YANG.
Vận dụng khả năng mở
Bằng cách áp dụng các chuẩn mở, Ciena cho phép các nhà mạng quyết định và lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp để phát triển hạ tầng mạng và dịch vụ của họ. Các giải pháp không còn là các hệ thống được tích hợp sẵn một cách chặt chẽ. Thay vào đó, chúng sẽ là tập hợp các tính năng riêng biệt có thể sử dụng một cách thực tế và/hoặc ảo hóa các giao thức đã chuẩn hóa để tương tác với nhau trong một kiến trúc dựa trên các dịch vụ nhỏ.
(Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn)