Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, mở rộng, bạn có thể phải cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau về máy chủ để giúp nhân viên của mình cộng tác, chia sẻ các công cụ và thông tin. Có thể bạn quan tâm đến những dữ liệu cần được bảo mật, hoặc đang nghĩ đến những loại giải pháp cần thiết trong dài hạn. Việc lựa chọn chiếc máy chủ phù hợp nhất với bạn và doanh nghiệp của mình dường như là một công việc rất khó khăn, nhưng trên thực tế, nó lại đơn giản hơn những gì bạn nghĩ.
Trước hết, hãy tự đặt ra cho mình các câu hỏi như: “Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Tôi cần sử dụng loại giải pháp CNTT nào để đáp ứng các yêu cầu của mình? Chiếc máy chủ này sẽ mang lại lợi ích cho tôi như thế nào?” Về cơ bản, cần đánh giá xem bạn sẽ sử dụng chiếc máy chủ này như thế nào. Một số ứng dụng phổ biến của máy chủ bao gồm web hosting, email và in ấn. Nếu bạn luôn có thể có cái nhìn tương quan về các yêu cầu nghiệp vụ và yêu cầu CNTT của mình, bạn sẽ không phải lo lắng về tình huống bị kìm hãm, cản trở khi doanh nghiệp của mình phát triển.
Để giúp bạn bắt đầu quá trình tìm kiếm của mình, dưới đây là 5 gợi ý để bạn xem xét khi bắt đầu xem xét lựa chọn một chiếc máy chủ:
1. Chiếc máy chủ nào là phù hợp nhất với bạn?
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tự đặt ra một số câu hỏi đơn giản nhưng quan trọng trong quá trình lựa chọn máy chủ như là: “Tôi muốn chiếc máy chủ của mình đạt được những mục tiêu kinh doanh nào? Tôi cần phải chuẩn bị không gian văn phòng với diện tích là bao nhiêu?” Máy chủ có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau và được phân loại thành máy chủ rack, máy chủ dạng tháp (tower) và máy chủ có kiến trúc mô-đun (modular). Hãy luôn nhớ rằng không một giải pháp nào có thể đáp ứng được MỌI nhu cầu.
Máy chủ rack được thiết kế để lắp đặt trên một tủ rack trong đó có nhiều máy chủ được lắp chồng lên nhau. Đây là giải pháp tuyệt vời nếu bạn muốn chuẩn bị sẵn sàng để mở rộng hoạt động kinh doanh và hợp nhất môi trường CNTT của mình.
Máy chủ dạng tháp (tower) được phát triển dành cho các hoạt động độc lập và chiếm ít không gian mặt sàn hơn. Chúng có thể được đặt dưới gầm bàn hoặc trên mặt bàn làm việc. Đây cũng là ứng viên hàng đầu cho những chiếc máy chủ đầu tiên bởi vì chúng cung cấp sức mạnh xử lý lớn và kiểu dáng giống với một chiếc máy tính desktop. Tuy nhiên, chúng sẽ chiếm nhiều diện tích hơn khi cần mở rộng.
Máy chủ có kiến trúc mô-đun cho phép nhiều máy chủ được lắp trong cùng một khung máy (chassis) và cung cấp nhiều tài nguyên CNTT được chia sẻ để hỗ trợ nhiều tải công việc một cách linh hoạt.
Bên cạnh đó, các máy chủ Dell EMC PowerEdge luôn được tích hợp hệ điều hành Windows Server 2019 mới nhất của Microsoft và dành riêng cho máy chủ kết nối các hệ thống tại chỗ (on-premise) và đám mây (cloud). Windows Server 2019 cho phép mở rộng trung tâm dữ liệu sang Azure để tối đa hóa các khoản đầu tư hiện có và có được các khả năng lai mới. Ngoài ra, Windows Server 2019 cũng cho phép các nhà phát triển và chuyên gia công nghệ có thể tạo ra các ứng dụng đám mây, hiện đại hóa các ứng dụng truyền thống của họ bằng cách sử dụng các container và kiến trúc dịch vụ siêu nhỏ (microservices).
2. Bạn sẽ sử dụng máy chủ của mình như thế nào?
Bạn cần phải biết rõ là mình sẽ thực hiện những công việc chủ yếu nào và sau đó xác định là cần xem xét những phần cứng nào để có thể khai thác hiệu quả nhất chiếc máy chủ của mình.
Bạn có cần phải in ấn và/hoặc sử dụng email không hoặc bạn có các cơ sở dữ liệu và ứng dụng nghiệp vụ không? Kiểu ứng dụng sẽ quyết định loại bộ xử lý, bộ nhớ và dung lượng lưu trữ cần thiết.
Một khía cạnh khác cần xem xét là sử dụng các thành phần có thể thay thế nóng (hot-swappable) trong máy chủ. Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mọi người thường xuyên làm việc và không chấp nhận gián đoạn hoạt động của máy chủ. Việc có các ổ đĩa hoặc bộ nguồn có thể thay thế nóng sẽ cho phép bạn thay thế một thành phần phần cứng mà không cần phải tắt máy. Bạn có thể tiếp tục vận hành máy chủ và tiếp tục làm việc mà không bị gián đoạn.
3. Mức ngân sách của bạn là bao nhiêu?
Máy chủ có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của tải công việc. Bạn toàn quyền quyết định việc tải công việc nào chạy trên máy chủ của mình. Hãy đảm bảo rằng bạn lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trong dài hạn. Trong dài hạn, một chiếc máy chủ hiệu quả hơn sẽ góp phần hạ thấp tổng chi phí sở hữu. Hãy cân nhắc lựa chọn một chiếc máy chủ có thể thích ứng với nhu cầu khác nhau và những biến động công nghệ trong tương lai. Việc đảm bảo khả năng mở rộng giúp bạn tiết kiệm được chi phí trong tương lai, ngoài ra, bạn luôn có được phần cứng cập nhật nhất.
Ví dụ như, máy chủ một-socket rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp đang phát triển. Bạn có biết, theo phân tích của Gartner, “Tới năm 2021, các máy chủ x86 một-socket dành riêng có thể hỗ trợ được tới 80% tải công việc được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu Doanh nghiệp, tăng từ mức 20% vào năm 2018".
4. Bạn có cân nhắc đến sự phát triển trong tương lai không?
Khi nói về khả năng mở rộng, hãy xem xét xem có bao nhiêu người đang truy cập mạng ở thời điểm hiện tại và hiện nay máy chủ của bạn đang chiếm dụng bao nhiêu diện tích và tiêu thụ công suất điện là bao nhiêu. Sau đó đánh giá xem những tham số đó sẽ thay đổi như thế nào trong vòng 6 tháng, 1 năm và thậm chí là 5 năm tới. Hãy sử dụng những chiếc máy chủ có thể cùng phát triển với bạn và thích ứng với nhu cầu của bạn.
Tại sao bạn nên xem xét một sản phẩm có khả năng mở rộng dễ dàng? Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí sở hữu và hoạt động kinh doanh của bạn. Việc mở rộng trong tương lai có thể yêu cầu bạn phải mua nhiều máy chủ hơn so với dự tính ban đầu. Điều đó cũng đúng với những phần mềm hiện tại. Nếu bạn không có kế hoạch để kiểm soát những hoạt động cập nhật và và mở rộng này, hiệu suất của bạn có thể bị giảm sút và chất lượng dịch vụ có thể bị ảnh hưởng. Bạn muốn có một chiếc máy chủ với khả năng phát triển cùng với bạn chứ không trở thành một tác nhân kìm hãm.
5. Bạn sẽ bảo vệ dữ liệu của mình như thế nào?
An ninh mạng luôn là một mối rủi ro rất lớn đối với mọi doanh nghiệp. Bạn không thể chấp nhận được việc đặt dữ liệu của mình trước rủi ro của các vụ tấn công an ninh, các mối đe dọa bảo mật và nhiều vụ tấn công khác trên mạng. Mức tổn thất trung bình của một vụ đánh cắp dữ liệu tại Mỹ là 8,19 triệu đô la.
Tất cả máy chủ từ Dell EMC đều được thiết kế để đối phó với các vụ tấn công an ninh mạng và được trang bị các chương trình bảo mật tích hợp để bạn có thể tự động hóa một cách dễ dàng.
Máy chủ của bạn đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp và việc lựa chọn được một chiếc máy chủ phù hợp có thể có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng kinh doanh và mục tiêu CNTT của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm những chiếc máy chủ tin cậy, giá cả hợp lý, hãy xem xét máy chủ Dell EMC PowerEdge rack hoặc tower một hoặc hai-socket.
Hãy liên hệ chuyên gia tư vấn công nghệ dành cho doanh nghiệp nhỏ theo số 877-BUY-DELL.
Hãy đồng hành cùng chúng tôi và tham gia trao đổi thảo luận trên Twitter @DellEMCServers.
(Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn)