Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ Thông tin (CNTT) năm 2018 và kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2019 – 2020 của UBND tỉnh Khánh Hoà đã cho biết, Tỉnh này đã hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp lý phục vụ công tác quản lý nhà nước và thúc đẩy hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại địa phương. Đặt biệt trong đó, hạ tầng kỹ thuật CNTT dùng chung của Tỉnh cơ bản được nâng cấp hoàn thiện, 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND, 100% Văn phòng HĐND và UBND từ cấp tỉnh đến cấp huyện đã có mạng tin học nội bộ đáp ứng kịp thời cho việc triển khai sử dụng các ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành, lĩnh vực. Trung tâm dữ liệu Tỉnh và mạng tin học diện rộng của Tỉnh được nâng cấp và duy trì hoạt động ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu vận hành các ứng dụng dùng chung của Tỉnh (có 28/28 cơ quan kết nối mạng diện rộng của tỉnh; 214/214 điểm lắp đặt, kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên toàn Tỉnh từ cấp tỉnh đến xã).
Khánh Hoà cũng đã xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Khánh Hòa (phiên bản 1.0) được ban hành tại Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 04/5/2018; giải pháp Trục tích hợp LGSP (Local Government Service Platform) đang được Tỉnh nghiên cứu, triển khai nhằm phục vụ tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin dùng chung của Tỉnh.
Xây dựng Cơ sở Dữ liệu
Các cơ sở dữ liệu quốc giá, bao gồm: dân cư, đất đai quốc gia, đăng ký doanh nghiệp, thống kê tổng hợp về dân số, tài chính, bảo hiểm,… đang được triển khai tại địa phương theo kế hoạch của các Bộ, ngành Trung ương chủ trì.
Cơ sở dữ liệu dùng chung quy mô cấp Tỉnh được đầu tư, xây dựng như: cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc dự án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa và Đề án Trung tâm dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa, được xây dựng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của địa phương.
Phần mềm dùng chung
Tại Khánh Hoà, các phần mềm dùng chung, phần mềm quản lý chuyên ngành lĩnh vực đã được phát triển và đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ và thống nhất trên toàn tỉnh. Cụ thể, phần mềm dùng chung, bao gồm:
Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành: 100% cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã thuộc tỉnh Khánh Hòa đã triển khai sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành dùng chung của tỉnh. Bên cạnh đó, phần mềm cũng được triển khai cho các cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn Tỉnh (phần mềm cho phép liên thông văn bản điện tử giữa tất cả các đầu mối triển khai trên toàn Tỉnh và đã được tích hợp chữ ký số). Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan nhà nước đạt trên 96%; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đạt 93,2% (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng bản giấy). Trong năm 2018, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiến hành đưa danh mục mã định danh cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh vào phần mềm Quản lý văn bản và điều hành để áp dụng thống nhất, làm cơ sở cho việc kết nối trục liên thông quốc gia và hoàn thành liên thông văn bản điện tử 4 cấp theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Phần mềm Một cửa điện tử: Đã triển khai toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có thực hiện thủ tục hành chính (20 sở, ban,
ngành; 8 UBND cấp huyện và 137 UBND cấp xã). Phần mềm cho phép tin học hóa toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; sẵn sàng cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 cho các thủ tục hành chính có đủ điều kiện mà không cần can thiệp về kỹ thuật; thực hiện cơ chế liên thông giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến trên môi trường mạng giữa các cơ quan; tích hợp tính năng cung cấp biểu mẫu điện tử trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến; có chức năng nhắn tin SMS tự động (thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính và phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của tổ chức, cá nhận). Đến nay, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp chính quyền đã được cập nhật và giải quyết trên phần mềm Một cửa điện tử. Năm 2017, toàn tỉnh có trên 1.232.770 hồ sơ trực tuyến được tiếp nhận và giải quyết (trong đó, tại các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh là trên 1.210.700 hồ sơ, tại các cơ quan hành chính thuộc tỉnh là trên 22.000 hồ sơ), đạt tỉ lệ 76% trên tổng số hồ sơ được công bố tiếp nhận, giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4. Hiện tỉnh Khánh Hòa đang triển khai xây dựng phần mềm Một cửa điện tử theo giải pháp kiến trúc mới (hoàn thành trong tháng 8/2018) nhằm cung cấp tiện ích tốt hơn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính, tích hợp cổng dịch vụ công thống nhất toàn tỉnh, kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến đáp ứng toàn bộ yêu cầu của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Phần mềm Kiểm soát thủ tục hành chính: Triển khai sử dụng tại các cơ quan 3 phụ trách chuyên môn và 8 UBND cấp huyện, phục vụ công tác kiểm tra, giám
sát việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Phần mềm các Cổng/Trang thông tin điện tử: Có 100% các sở, ngành thuộc Tỉnh và UBND cấp huyện đã có Cổng/Trang thông tin điện tử phục vụ cung cấp,
trao đổi thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; 100% UBND các xã, phường, thị trấn có Trang thông tin điện tử phục vụ cung cấp dịch vụ công trực
tuyến. Phục vụ hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin giữa cơ quan, địa phương với người dân và cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạng Internet. -
Phần mềm Thư điện tử công vụ: có 4.600 tài khoản được cấp sử dụng phục vụ hoạt động gửi/nhận văn bản điện tử qua môi trường mạng trong quá trình thực
thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức: 100% cơ quan hành chính các cấp, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và 80% đơn vị sự nghiệp, sự nghiệp giáo dục cấp huyện đã được cấp tài khoản khai thác và sử dụng Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức phục vụ công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Tỉnh.
Phần mềm quản lý công tác chỉ đạo và điều hành: 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh và huyện được triển khai áp dụng Hệ thống kiểm soát công tác chỉ đạo và điều hành (phần mềm Nhắc việc), phục vụ tốt công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh giao.
Ngoài ra còn có một số phần mềm dùng chung khác đang xây dựng và chuẩn bị triển khai sử dụng để phục vụ quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân. Khánh Hoà cũng cho biết, Tỉnh sẽ tiếp tục duy trì, nâng cấp, mở rộng các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực để bảo đảm công tác quản lý của cơ quan chuyên môn. Tổ chức triển khai kế hoạch trang bị phần mềm nghiệp vụ phục vụ quản lý, xử lý công việc chuyên môn trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng lộ trình xây dựng Chính quyền điện tử của Tỉnh.
Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Khánh Hoà đã được quán triệt và thực thi đầy đủ tại các cơ quan nhà nước, đặc biệt là tại Trung tâm dữ liệu tỉnh và các Phòng máy chủ tại UBND cấp huyện, cụ thể: Tỉnh đã ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 về 4 Quy định đảm bảo an toàn thông tin số trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật An toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 3875/QĐ-UBND ngày 2012/2017 về việc thành lập Đội Ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa và Kế hoạch số 439/KH-UBND ngày 11/01/2018 về việc Ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh năm 2018, nhằm cụ thể hóa các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin số tại Chỉ thị
số 28/-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đảm bảo các nguồn lực và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, Tỉnh đã tiến hành xây dựng và triển khai áp dụng Hệ thống quản lý an toàn, an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 nhằm tăng cường công
tác đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng và ứng dụng của Trung tâm dữ liệu tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh có chủ trương tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình áp dụng Hệ thống quản lý an toàn, an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 đến các cơ quan nhà nước có các điều kiện về hạ tầng và nhân lực phù hợp.
Ngoài ra, đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và công tác đào tạo, bồi dưỡng: Đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước cơ bản được kiện toàn; hàng năm được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn nhằm đảm bảo cho việc triển khai sử dụng có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin đã được đầu tư.
(Nguồn: http://ictvietnam.vn)