SharePoint

Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính dự kiến khai trương ngày 1/7/2020

04/06/2020 17:15
(TTCNTT) - Ngày 4/6, tại trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia chủ trì phiên họp đầu tiên của Tổ công tác với các bộ, cơ quan liên quan về triển khai xây dựng hệ thống chứng thực bản sao từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 3/6, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có trên 41 triệu lượt truy cập; 159 nghìn tài khoản đăng ký; 9 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 102 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 12 nghìn cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 458 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 203 dịch vụ cho công dân, 266 dịch vụ cho doanh nghiệp.


Theo các đại biểu dự cuộc họp, với những kết quả trên, Cổng Dịch vụ công quốc gia bước đầu đã được đón nhận và phát huy tốt chức năng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đây là kết quả của sự tham gia mạnh mẽ từ các bộ, cơ quan và các địa phương.

Các đại biểu đánh giá, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là bước tiến lớn trong xây dựng Chính phủ điện tử, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn toàn trên môi trường điện tử.

Trao đổi, làm rõ về vấn đề cấp bản chứng thực điện tử, kho dữ liệu chứng thực, cấp chứng thư số, vấn đề bảo mật khi triển khai dịch vụ, đặc biệt là vấn đề quản lý chặt chẽ việc cấp, sử dụng, khai thác bản sao chứng thực điện tử..., các đại biểu cho rằng, quá trình triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính có thể gặp phải một số khó khăn. 

Vướng mắc đầu tiên là một số văn bản pháp lý liên quan như mẫu bản sao điện tử được chứng thực, các yêu cầu kỹ thuật đối với bản sao điện tử chưa được quy định. Tại một số địa phương chưa bảo đảm các thiết bị cần thiết như máy scan, số lượng chữ ký số để thực hiện nghiệp vụ. 

Bên cạnh đó, đối tượng thực hiện dịch vụ cấp bản sao điện tử chứng thực từ bản chính bao gồm cả cơ quan nhà nước (UBND phường, xã, Phòng tư pháp cấp huyện, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và tổ chức hành nghề công chứng công và tư, do vậy, việc quản lý đối tượng tham gia vào dịch vụ cần hết sức chặt chẽ. Việc bảo đảm quản lý tài khoản, phân vai, phân quyền tương đối phức tạp.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về chứng thực, các cơ quan không thực hiện lưu trữ bản sao chứng thực. Từ đó, việc kiểm tra tính chính xác, toàn vẹn của bản sao điện tử được chứng thực hoàn toàn phụ thuộc vào việc kiểm tra tính nguyên vẹn và các thông tin của chữ ký số đã ký.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 3/6, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có trên 41 triệu lượt truy cập; 159 nghìn tài khoản đăng ký; 9 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 102 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 12 nghìn cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 458 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 203 dịch vụ cho công dân, 266 dịch vụ cho doanh nghiệp.

Theo các đại biểu dự cuộc họp, với những kết quả trên, Cổng Dịch vụ công quốc gia bước đầu đã được đón nhận và phát huy tốt chức năng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đây là kết quả của sự tham gia mạnh mẽ từ các bộ, cơ quan và các địa phương.

Các đại biểu đánh giá, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là bước tiến lớn trong xây dựng Chính phủ điện tử, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn toàn trên môi trường điện tử.

Trao đổi, làm rõ về vấn đề cấp bản chứng thực điện tử, kho dữ liệu chứng thực, cấp chứng thư số, vấn đề bảo mật khi triển khai dịch vụ, đặc biệt là vấn đề quản lý chặt chẽ việc cấp, sử dụng, khai thác bản sao chứng thực điện tử..., các đại biểu cho rằng, quá trình triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính có thể gặp phải một số khó khăn. 

Vướng mắc đầu tiên là một số văn bản pháp lý liên quan như mẫu bản sao điện tử được chứng thực, các yêu cầu kỹ thuật đối với bản sao điện tử chưa được quy định. Tại một số địa phương chưa bảo đảm các thiết bị cần thiết như máy scan, số lượng chữ ký số để thực hiện nghiệp vụ. 

Bên cạnh đó, đối tượng thực hiện dịch vụ cấp bản sao điện tử chứng thực từ bản chính bao gồm cả cơ quan nhà nước (UBND phường, xã, Phòng tư pháp cấp huyện, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và tổ chức hành nghề công chứng công và tư, do vậy, việc quản lý đối tượng tham gia vào dịch vụ cần hết sức chặt chẽ. Việc bảo đảm quản lý tài khoản, phân vai, phân quyền tương đối phức tạp.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về chứng thực, các cơ quan không thực hiện lưu trữ bản sao chứng thực. Từ đó, việc kiểm tra tính chính xác, toàn vẹn của bản sao điện tử được chứng thực hoàn toàn phụ thuộc vào việc kiểm tra tính nguyên vẹn và các thông tin của chữ ký số đã ký.

(Nguồn: https://baotintuc.vn)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây