SharePoint

Ngành du lịch nỗ lực tăng trưởng thông qua “thương trường ảo”

26/06/2019 11:00
(TTCNTT) - Google và Temasek nhận định, 5 năm nữa quy mô giao dịch trực tuyến ở nước ta sẽ đạt 9 tỷ USD và các dịch vụ hỗ trợ du lịch tăng trưởng nhanh nhất.

“Ngày du lịch trực tuyến 2019” đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Diễn đàn do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, có sự tham gia của hơn 600 đại biểu trong nước và quốc tế.

Đây là lần thứ 2 diễn đàn “Ngày du lịch trực tuyến 2019” được mở ra, quy tụ các đại biểu là đại diện các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân-doanh nhân-doanh nghiệp uy tín trong hoạt động thương mại du lịch như: Agoda, Vietjet air, Viettravel, TransViet, Dulichviet…Điểm đặc biệt của diễn đàn năm nay là với chủ đề “Xu thế tất yếu của Du lịch trực tuyến”, thu hút sự tham gia của đại diện các công ty hoạt động thương mại điện tử, thanh toán, chuyển phát, công nghệ, ngân hàng... như Agoda, Visa, Google, Facebook tại Việt Nam.

Vì sao du lịch trực tuyến được lựa chọn là chủ đề chính trong diễn đàn này? Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng: “Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về tỉ lệ du lịch trực tuyến ở 12 nước. Thấp nhất là Ấn Độ  34%, cao nhất là Nhật Bản 93%. Việt Nam đứng ở đâu? 66%. Du lịch trực tuyến của chúng ta đã tiệm cận với khu vực nhưng vẫn còn khoảng cách khác lớn để chúng ta phát triển. Tỉ lệ du lịch trực tuyến của chúng ta chưa phải cao lắm nhưng từng phần lẻ ví dụ ứng dụng đặt phòng đã lên đến 80%. Những người sử dụng internet thì luôn có 30% truy cập các trang web du lịch. Như vậy là sự chuyển hóa của hoạt động đặt tour đã thay đổi rất là nhiều”.

Khẳng định du lich Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết, ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dẫn chứng: trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2019, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cao hơn 30% và sẽ tiếp tục duy trì tốc độ trong những năm tới, quy mô giao dịch khoảng 8 tỷ đô-la Mỹ. Trong đó, bán lẻ trực tuyến và du lịch trực tuyến chiếm tỷ trọng cao nhất. Hai “ông lớn” Google và Temasek cũng đưa ra nhận định, 5 năm nữa, quy mô giao dịch trực tuyến ở nước ta sẽ đạt 9 tỷ đô-la Mỹ và đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác trên môi trường trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất; các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ tiên tiến sẽ được ứng dụng mạnh mẽ trong du lịch trực tuyến như: kinh tế chia sẻ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo  VR và AR...  

Việc ứng dụng công nghệ, giao thương trực tuyến đã được các công ty du lịch-lữ hành Việt Nam tiếp cận, triển khai từ gần 20 năm qua, tuy nhiên, còn chậm so với xu thế kết nối mạnh mẽ, đa biên giới. Bởi vậy, việc nắm bắt các hành vi-nhu cầu của du khách thông qua môi trường trực tuyến và nghiên cứu các dịch vụ hỗ trợ du lịch trực tuyến là vô cùng quan trọng.

Ông Nguyễn Thanh Hưng nói: “Xu hướng du lịch hiện nay đã bước sang 1 giai đoạn hoàn toàn mới: khách du lịch kết nối. Họ chủ động từ khâu tìm điểm đến, tìm tour, tìm khách sạn, giao lưu kết nối với nhau. Họ chủ động post tin, bình luậ đánh giá về tất cả các tour du lịch lữ hành…nhanh hơn bản thân các công ty du lịch và lại được tin cậy hơn. Một giai đoạn mới của kinh doanh du lịch đã khởi đầu. Là những người làm kinh doanh du lịch chúng ta đã nắm bắt được những hành vi mới này của du khách hay chưa? Nếu nắm bắt được tốt thì chúng ta kinh doanh thành công”.

Một trong những doanh nghiệp lữ hành đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin nhanh-hiệu quả-gia tăng giá trị kinh doanh du lịch là Vietravel. Với 852 nghìn lượt khách, đạt doanh thu hơn 7.500 tỷ đồng vào năm 2018, năm nay, thương hiệu này dự kiến thu hút 930 nghìn lượt khách, đạt Top 30 Châu Á, đạt doanh thu 8800 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm mới, với những kênh phân phối trực tiếp-đa dạng đang mang lại hiệu quả, tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin, phân phối sản phẩm du lịch trên môi trường mạng được thương hiệu này đặt lên hàng đầu.

 (Nguồn: http vov.vn)

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây