SharePoint

Chia sẻ dữ liệu đang là nút thắt lớn trong phát triển Chính phủ điện tử

16/05/2019 09:46
(TTCNTT) - Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, một trong những nút thắt rất lớn cần phải được tháo gỡ để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, đó là vấn đề chia sẻ dữ liệu.

Chiều nay, ngày 16/5/2019, tại TP.Thái Bình, đã diễn ra hội thảo “Chính phủ số - Giải pháp kết nối liên thông các hệ thống thông tin qua hệ thống nền tảng, tích hợp chia sẻ dữ liệu từ trung ương đến địa phương”.

Là sự kiện do Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT và Sở TT&TT tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ SAVIS và Tổng công ty Viễn thông MobiFone tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT và UBND tỉnh Thái Bình, hội thảo có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hoàng Giang cùng hơn 300 đại biểu là cán bộ của các cơ quan, bộ, ban, ngành thuộc Chính phủ, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các doanh nghiệp CNTT và nhiều chuyên gia CNTT.

Hội thảo cũng là một hoạt động chương trình Hội thảo và Diễn tập giải pháp triển khai kết nối liên thông và đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống phục vụ chính quyền điện tử, diễn ra trong 2 ngày 16 – 17/5/2019.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số là xu thế và cũng là mục tiêu mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.

Một trong những nhân tố quan trọng nhất của nền kinh tế số là dữ liệu số, thường được ví von như nhiên liệu, dầu mỏ. Có thể nói các công nghệ cốt lõi của nền kinh tế số hiện nay đều phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu. Dữ liệu cần phải được tạo ra, lưu trữ, xử lý và quan trọng hơn là phải được chia sẻ một cách phù hợp.

Tuy nhiên, một trong những nút thắt rất lớn cần phải được tháo gỡ để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, đó là vấn đề chia sẻ dữ liệu. Dữ liệu cần phải được chia sẻ, hệ thống thông tin cần phải được kết nối, liên thông để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và điều hành trong nội bộ của Chính phủ.

Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, tại Nghị quyết 17 của Chính phủ năm 2019 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, đính hướng đến năm 2025”, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu và Nghị định về định danh, xác thực điện tử.

“Khi nói về kết nối và chia sẻ dữ liệu, chúng ta hay đặt các câu hỏi như Ai là chủ dữ liệu này? Ai được quyền cập nhật? Ai được quyền khai thác và được khai thác dữ liệu gì? Trong mọi câu hỏi đều có từ “Ai”. Điều đó có thể giải thích tầm quan trọng và sự liên quan mật thiết giữa 2 Nghị định chia sẻ dữ liệu và định danh, xác thực điện tử”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, hôm qua, ngày 15/5, Ban biên tập, tổ giúp việc xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu đã họp. Thứ trưởng chia sẻ: "Chúng tôi đánh giá việc xây dựng Nghị định này là một vấn đề phức tạp, cần có sự quan tâm, chia sẻ, góp ý của rất nhiều bên. Thời gian tới, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT chủ trì 2 Nghị định về kết nối, chia sẻ dữ liệu và định danh, xác thực điện tử sẽ có sự trao đổi, chia sẻ và tham khảo ý kiến rộng rãi của toàn bộ các Sở TT&TT".

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số là xu thế và cũng là mục tiêu mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.

Ông Hoàng Nguyên Vân - Tổng giám đốc Công ty SAVIS chia sẻ về giải pháp ứng dụng nền tảng Chính phủ số - Digital Gov 2.0 tại hội thảo chiều 16/5 tại Thái Bình.

Một trong những nhân tố quan trọng nhất của nền kinh tế số là dữ liệu số, thường được ví von như nhiên liệu, dầu mỏ. Có thể nói các công nghệ cốt lõi của nền kinh tế số hiện nay đều phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu. Dữ liệu cần phải được tạo ra, lưu trữ, xử lý và quan trọng hơn là phải được chia sẻ một cách phù hợp.

Tuy nhiên, một trong những nút thắt rất lớn cần phải được tháo gỡ để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, đó là vấn đề chia sẻ dữ liệu. Dữ liệu cần phải được chia sẻ, hệ thống thông tin cần phải được kết nối, liên thông để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và điều hành trong nội bộ của Chính phủ.

Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, tại Nghị quyết 17 của Chính phủ năm 2019 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, đính hướng đến năm 2025”, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu và Nghị định về định danh, xác thực điện tử.

“Khi nói về kết nối và chia sẻ dữ liệu, chúng ta hay đặt các câu hỏi như Ai là chủ dữ liệu này? Ai được quyền cập nhật? Ai được quyền khai thác và được khai thác dữ liệu gì? Trong mọi câu hỏi đều có từ “Ai”. Điều đó có thể giải thích tầm quan trọng và sự liên quan mật thiết giữa 2 Nghị định chia sẻ dữ liệu và định danh, xác thực điện tử”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, hôm qua, ngày 15/5, Ban biên tập, tổ giúp việc xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu đã họp. Thứ trưởng chia sẻ: "Chúng tôi đánh giá việc xây dựng Nghị định này là một vấn đề phức tạp, cần có sự quan tâm, chia sẻ, góp ý của rất nhiều bên. Thời gian tới, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT chủ trì 2 Nghị định về kết nối, chia sẻ dữ liệu và định danh, xác thực điện tử sẽ có sự trao đổi, chia sẻ và tham khảo ý kiến rộng rãi của toàn bộ các Sở TT&TT".

Ở góc nhìn của doanh nghiệp CNTT đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành, trong tham luận tại hội thảo, từ thực tế triển khai các giải pháp ứng dụng nền tảng số Digital Gov 2.0, Tổng giám đốc Công ty SAVIS Nguyễn Hoàng Vân nhận định, rào cản chính của quá trình chuyển đổi số và kết nối các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực dịch vụ công chính là thiếu tính kết nối, chia sẻ, tin cậy bền vững giữa các cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, còn có những khó khăn trong cải cách thủ tục hành chính, thiếu những hướng dẫn về pháp lý cũng như chính sách còn chưa đứa ứng được yêu cầu thực tế, khiến cho công cuộc chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước chậm và thiếu đồng bộ.

“Thực trạng “đám mây” cát cứ dữ liệu, sự đa dạng kiến trúc/dữ liệu của các hệ thống thông tin, sự liên thông và chia sẻ dữ liệu rời rạc, mô hình ốc đảo giữa các tỉnh, thành phố là một thực tế cần sớm khắc phục để tiến tới chuyển đổi số trong hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương”, ông Vân nêu quan điểm.

Theo chương trình, trong khuôn khổ hội thảo, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Bình Vũ Tiến Khoái chia sẻ về kết quả triển khai các hệ thống thông tin của tỉnh kết nối liên thông qua LGSP và kết nối liên thông với các hệ thống thông tin qua NGSP; đại diện Cục Tin học hóa hướng dẫn các đơn vị triển khai Thông tư 23 ngày 28/12/2018 của Bộ TT&TT về thực hiện chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020; Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) Phạm Quốc Hoàn thông tin về định hướng xây dựng Nghị định về định danh và xác thực điện tử…

 (Nguồn: ictnews.vn)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây