SharePoint

Nguy cơ mất an toàn thông tin của IoT và giải pháp cho Việt Nam

19/01/2018 17:27
(TTCNTT) - Tính đến hết tháng 12/2017, có hơn 147.000 thiết bị camera giám sát tại Việt Nam có lỗ hổng hoặc có khả năng bị tấn công chiếm quyền điều khiển.

Sáng 18/1, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Hội thảo “An toàn thông tin 4.0: Thực trạng và sáng kiến”. Buổi hội thảo do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức. Tại đây, các chuyên gia trong và ngoài nước đã chia sẻ, thảo luận và đưa ra các sáng kiến, phương hướng mới nhằm góp phần chung tay bảo đảm ATTT quốc gia.

Việt Nam đã quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất có thể kể đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh của IoT.

Xu hướng mới mang lại những lợi ích to lớn về khả năng kết nối và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro trong việc đảm bảo ATTT. Những nguy cơ này được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Trong xu hướng chuyển dịch dưới ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc hoạch định và thực thi một cách có hiệu quả, đồng bộ kế hoạch tổng thể đảm bảo ATTT mạng quốc gia là hết sức cần thiết. Công tác đảm bảo ATTT cũng phải cập nhật liên tục nhằm thích nghi với tình hình mới hiện nay.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục ATTT: “Việc đối phó với nguy cơ thách thức nói trên cần có một nỗ lực tổng thể mang tính quốc gia. Từ năm 2010, Việt Nam đã có bản quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia đến năm 2020.”

“Bản quy hoạch đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm phát triển khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe doạ mất ATTT”, ông Hải cho biết.

Nguy cơ mất an toàn thông tin và giải pháp cho Việt Nam

Theo ông Trần Đăng Khoa, chuyên gia an ninh mạng (Cục ATTT), trong thời đại mới, mỗi người có thể mang theo rất nhiều các thiết bị thông minh IoT. Điều này dẫn đến những rủi ro mất ATTT trong trường hợp xảy ra vấn đề về bảo mật.

Năm 2015, cả thế giới có 4,9 tỷ thiết bị IoT. Đến năm 2020,  con số này dự kiến sẽ lên tới 20,8 tỷ thiết bị. Trong số đó, nhiều thiết bị IoT có những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi sức ép từ việc giảm giá sản phẩm, hoặc do chủ ý từ phía nhà sản xuất.

Theo một nghiên cứu gần đây, 70% thiết bị IoT trên thế giới có nguy cơ bị tấn công mạng. Có 2 nhóm nguy cơ chính, bao gồm việc truy cập bất hợp pháp và chiếm quyền điều khiển để tấn công mạng và tấn công leo thang.

Trong những năm qua, số lượng mã độc nhằm vào các thiết bị IoT đã tăng đột biến. Tính đến tháng 12/2017, có 7.000 dòng phần mềm độc hại tấn công lên các thiết bị IoT. Từ một con số rất nhỏ năm 2013, số dòng mã độc được tạo ra chỉ riêng trong năm 2017 đã lên tới hơn 3.000 loại.  

Trong đó, 63% các dòng mã độc tấn công nhằm vào camera giám sát, 20% mã độc tấn công nhằm vào router, modem DSL, còn lại là các thiết bị khác như máy in, thiết bị cá nhân, thiết bị gia dụng.

(Nguồn: vietnamnet.vn)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây